NASA ghi lại hình ảnh chỏm băng ở Nam Cực tan chảy trong đợt nóng kỷ lục vừa qua

Tram Ho

Cách đây 2 tuần, Nam Cực đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục 18,3 độ C, dẫn đến tình trạng băng tan ở rất nhiều nơi. Và mới đây, NASA đã công bố những hình ảnh mới nhất về tình trạng băng tan tại Châu Nam Cực trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 2 vừa rồi.

NASA ghi lại hình ảnh chỏm băng ở Nam Cực tan chảy trong đợt nóng kỷ lục vừa qua - Ảnh 1.

So sánh giữa mùng 4/2 và ngày 13/2, có thể thấy lượng băng tan chảy sau đợt nóng kỷ lục vừa rồi tại Nam Cực là rất lớn

Những bức hình được ghi lại bởi vệ tinh Landsat 8 của NASA, chụp tại vị trí của đảo Eagle, cách trạm Esperanza – nơi ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục của châu Nam Cực – khoảng 40km.

Lượng băng tan đã tạo thành những hồ nước lớn tại đảo Eagle với diện tích khoảng 2,5 km vuông. Theo nhưng gì đo được tại đây, lượng băng bị tan chảy dày khoảng 10cm, và khoảng 1/4 trong số đó tan chảy vào ngày 6/2 vừa qua – cũng là ngày ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục tại châu Nam Cực. NASA cũng ước tính rằng phải tới 20% lượng băng tuyết rơi xuống hòn đảo này trong năm qua đã tan chảy chỉ trong đợt nóng vừa rồi.

NASA ghi lại hình ảnh chỏm băng ở Nam Cực tan chảy trong đợt nóng kỷ lục vừa qua - Ảnh 2.

Bản đồ nhiệt cho thấy Nam Cực đang nóng lên rất nhiều

Nhìn chung, băng tan tại các vùng cực với tốc độ ngày một nhanh là điều hết sức đáng báo động, và nếu chúng ta không tìm được cách ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu, tương lai tăm tối khi băng tan dẫn đến đất ở bị nhấn chìm sẽ ngày càng dễ trở thành sự thật hơn.

Theo Vice

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk