MySQL từ đơn giản đến phức tạp

Tram Ho

MySQL rất là phổ biến, được sử dụng nhiều, nhưng mọi người thường hay quên mất cú pháp của nó, lúc nào cần dùng lại đi tra google. Vì thế bài viết này sẽ tổng hợp lại các cú pháp, từ cơ bản cho đến nâng cao, để lúc nào cần mọi người có thể tiện sử dụng luôn.

Kết nối tới MySQL Server

Bước đầu tiên để làm việc với MySQL database là kết nối với nó. Trong terminal, gõ lệnh:

Nếu server và client đều chạy trên cùng 1 máy, không cần thiết phải thêm -h. db_name cũng không bắt buộc, vì trong phần tiếp theo, ta sẽ thấy có thể tạo và thay đổi database hiện tại chỉ với 1 câu lệnh. Để kết thúc kết nối tới MySQL, ta có thể gõ q, quit hoặc Ctrl + D.

Tạo User và Database

MySQL làm việc với user mặc định là root, tuy nhiên nó chỉ nên dùng để quản lý database, không phải để thao tác dữ liệu. Đó là lý do chúng ta nên tạo user.

Đoạn code trên, chúng ta không tạo ra 2 user, mà là 1 user có thể sử dụng được kể cả khi client ở trong hay bên ngoài server. Giờ chúng ta sẽ xem cách để tạo database và phân quyền cho các user khác nhau.

Tạo bảng

Bảng là khái niệm cốt lõi của hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL. Chúng ta sẽ học cách tạo bảng đơn giản, và cách để set primary keys, restrictions, foreign keys, và giá trị mặc định.

Thêm bản ghi

Sau khi tạo bảng, bước tiếp theo là thêm data. Ví dụ tiếp theo bao gồm cả cách thêm 1 bản ghi và nhiều bản ghi cùng lúc

Thực hiện truy vấn

Truy vấn sẽ được hoàn thành chỉ với một câu lệnh SELECT, nó cho phép chúng ta lấy dữ liệu từ database. MySQL cho phép chúng ta thực hiện các câu truy vấn phức tạp, lấy dữ liệu từ nhiều bảng hoặc tạo các toán tử logic từ kết quả của các câu query khác.

Tạo View

View cho phép chúng ta gói lệnh SELECT vào trong 1 view giống như 1 bảng mới. Sau đó chúng ta có thể set quyền cho các user đối với view đó. Tuy nhiên, nếu như lệnh SELECT được gói có các hàm tính toán như SUM, MIN,… hoặc sử dụng GROUP BY, DISTINCT,… thì không thể thực hiện các thao tác INSERT, UPDATE, hay DELETE với view đó.

Thực hiện Transaction

Transaction là 1 nhóm các lệnh, nếu 1 lệnh trong transaction không thành công MySQL sẽ hoàn tác lại các lệnh trước đó.

Tạo Stored Procedure

Stored Procedure là một chuỗi câu SQL có thể được gọi bất cứ lúc nào từ console hay file .sql. Nó tương tự như function trong các ngôn ngữ lập trình.

Chơi với các biến

Biến là một cách hữu dụng để lưu trữ tạm thời kết quả của câu query hoặc giá trị của 1 cột trong một bản ghi để dùng sau. Có 2 loại biến chính trong MySQL: local và user-defined (hay còn gọi là biến session). Loại đầu tiên được khai báo trước khi sử dụng, và phạm vi của chúng được giới hạn trong stored procedure, nơi định nghĩa chúng. Loại thứ 2 không phải khai báo trước, giá trị của nó có thể sử dụng bất cứ lúc nào, nhưng chỉ trong session được tạo bởi client.

Chơi với Cursors

Cursor là một công cụ giống như vòng lặp chạy qua từng bản ghi trong kết quả của câu truy vấn. Nó sẽ rất hữu dụng khi muốn chuyển mỗi bản ghi thành 1 object chẳng hạn. Cách khai báo và sử dụng cũng rất dễ dàng:

Điều khiển luồng

Bên trong stored procedure, chúng ta có thể điều khiến luồng, giống như trong các ngôn ngữ lập trình khác

Tạo Trigger

Trigger là một phương thức được chạy trước hoặc sau một hành động nào đó, ví dụ như insert, update, hay delete trong table hoặc view. Chúng ta cần cẩn thận với trigger vì nó có thể tốn khá nhiều tài nguyên server.

Tạo một Scheduled Event

Scheduled Event là một trigger được thực thi vào một tời điểm cụ thể nào đó. Có sự kiện diễn ra 1 lần, lên lịch vào ngày, giờ cụ thể nào đó, hoặc là các sự kiện định kì, chạy vào mỗi phút, giờ, ngày,… trong 1 khoảng thời gian cố định.

MySQL rất là phức tạp và có quá nhiều thứ để nói, không thể trình bày hết trong bài viết này. Tuy nhiên những điều trên chắc cũng khá đủ cho phần lớn các mục đích thông thường, nếu cần nhiều hơn, bạn có thể tham khảo tài liệu chính thức này.

Nguồn: https://medium.com/better-programming/the-mysql-cheatsheet-we-all-need-d1af0377bdc6

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo