Mỹ gấp rút điều tra hệ thống Autopilot sau khi 11 chiếc Teslas đâm vào xe cứu hộ

Tram Ho

Các nhà quản lý của chính phủ Mỹ đang mở một cuộc điều tra về hệ thống hỗ trợ lái tự động (Autopilot( của Tesla sau khi những chiếc xe điện khi sử dụng tính năng này thường có xu hướng đâm vào những chiếc xe cứu hộ khẩn cấp đã dừng lại trên đường.

Cuộc điều tra được thực hiện bởi Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA), bao gồm 765.000 chiếc Tesla được bán ở Mỹ, một phần đáng kể trong tổng doanh thu của hãng xe điện tại nước này. Cơ quan cho biết cuộc thăm dò sẽ bao gồm 11 vụ tai nạn kể từ năm 2018, các vụ va chạm đã khiến 17 người bị thương và một người tử vong.

Mỹ gấp rút điều tra hệ thống Autopilot sau khi 11 chiếc Teslas đâm vào xe cứu hộ - Ảnh 1.

Hiện trường một chiếc Tesla Model S 2014 tông vào phía sau một chiếc xe cứu hỏa đang đậu trong khi được kích hoạt Autopillot.

NHTSA đang xem xét toàn bộ dòng sản phẩm của Tesla, bao gồm các dòng Model S, X, 3 và Y từ các năm 2014 tới 2021. Họ cũng đang nghiên cứu cả Autopilot và Traffic Aware Cruise Control, một tập hợp con các tính năng của hệ thống Autopilot, không điều khiển phương tiện nhưng cho phép nó kiểm soát tốc độ xe trên đường.

Trong 11 vụ va chạm với các xe cấp cứu hoặc xe cứu hộ, những chiếc Tesla đã đâm vào các phương tiện đang đậu và được đánh dấu cảnh báo bằng đèn nhấp nháy, đèn pha siêu sáng, bảng mũi tên hoặc nón cảnh báo đặt trên đường.

Cuộc điều tra sẽ bao gồm toàn bộ phạm vi của hệ thống Autopilot, bao gồm cách nó giám sát và thực thi việc gây chú ý và tương tác của người lái xe, cũng như cách hệ thống phát hiện và phản ứng với các đối tượng và sự kiện trong hoặc trên đường.

Mỹ gấp rút điều tra hệ thống Autopilot sau khi 11 chiếc Teslas đâm vào xe cứu hộ - Ảnh 2.

Dường như hệ thống Autopilot không nhận diện được các cảnh báo từ các loại xe cứu hộ.

Tesla từ lâu đã phải đối mặt với sự giám sát đối với cách hệ thống Autopilot xác minh sự chú ý của người lái xe trong khi hệ thống đang được bật. Trong bài đánh giá về Hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS) của chương trình Đánh giá Xe năng lượng Mới của Châu Âu, Autopilot chỉ nhận được điểm hạng trung. Nguyên nhân bởi hệ thống này có khả năng duy trì sự tập trung của người lái trên đường rất kém.

Giống như nhiều hệ thống ADAS khác, Autopilot yêu cầu người lái giữ tay trên vô lăng, nhưng nó dễ dàng bị đánh lừa bằng cách đè một trọng lượng đáng kể lên một trong các phần khung của vô lăng. Một cuộc điều tra gần đây của Car and Driver cho thấy xe Tesla mất khoảng 25 đến 40 giây để phương tiện đưa ra cảnh báo nhấp nháy khi người lái xe rời tay khỏi vô lăng, tùy thuộc vào kiểu xe. Nếu người lái xe không phản ứng, xe sẽ tiếp tục tự lái thêm 30 giây trước khi bắt đầu phanh. Và ở tốc độ cao trên đường cao tốc, quãng thời gian này có thể dẫn đến việc hệ thống tự hoạt động khoảng 1,6 km mà không có sự can thiệp của người lái xe.

Trong vụ tai nạn xảy ra vào tháng 1/2018 ở California, một chiếc Model S bản 2014 đã đâm vào phía sau xe cứu hỏa đang đỗ trong làn đường dành cho xe chở người (HOV) trên xa lộ ở thành phố Culver. Người lái xe Tesla đã bật tính năng Autopilot và đang bám theo một chiếc xe khác trên làn đường HOV, nhưng khi chiếc xe phía trước chuyển làn để tránh chiếc xe cứu hỏa đang đậu, chế độ lái tự động đã không chuyển hướng hoặc phanh, dẫn tới va chạm. Theo báo cáo vụ tai nạn, chiếc Tesla đã đâm vào xe cứu hỏa ở tốc độ 50 km/h.

Mỹ gấp rút điều tra hệ thống Autopilot sau khi 11 chiếc Teslas đâm vào xe cứu hộ - Ảnh 3.

Khi số vụ tai nạn bất thường trở nên quá nhiều, lỗi có thể xuất phát từ hệ thống phần mềm.

Tesla gần đây đã bắt đầu thay đổi cách thức hoạt động của Autopilot, loại bỏ cảm biến radar trong dòng Model 3 và Y để chuyển sang sử dụng các camera bổ sung. Các dòng Model S và X sẽ thay thế cảm biến radar trong tương lai gần. Khi kiểm tra các vụ tai nạn của xe Tesla, NHTSA cũng nhận thấy dữ liệu radar không đảm bảo rằng hệ thống ADAS sẽ cảm nhận đúng các chướng ngại vật trên đường. Bởi vì dữ liệu từ cảm biến radar và lidar về cơ bản là một loạt các phép đo, hỗ trợ xác định khoảng cách giữa chiếc xe với một vật thể. Tuy nhiên so với các hệ thống ADAS khác, chúng đòi hỏi các yêu cầu tính toán ít phức tạp, do đó có thể gây ra nhầm lẫn.

Nhiều video được ghi lại cho thấy nhiều trường hợp xe Tesla chỉ phanh sau khi đã vượt qua một xe dừng trên làn hỗ trợ, hay bất ngờ rẽ phải sang một làn đường khác trước khi rẽ trái. Trong một đoạn video khác, chiếc xe điện đã lao tới giao lộ bất chấp dòng xe cộ đang qua lại đông đúc, có khi nó gần như cố gắng đâm vào một cái hố đang thi công trên đường, được bao quanh bởi các nón cảnh báo xây dựng. Đôi khi, hệ thống không nhận biết tài xế có đang điều khiển phương tiện hay không và nó sẽ tự lái xe trong hơn một phút, giữa các lần nhắc để xác nhận sự chú ý của người lái xe.

Tham khảo Arstechnica

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk