Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết (Phần 12) [Phần đặc biệt]

Tram Ho

Hello xin chào mọi người, mình đã trở lại và tiếp tục với phần 12 của series về Một vài thủ thuật CSS mà chính Frontend có thể còn chưa biết

Bắt đầu thôi nào!

1. text-decoration thì nghe nhiều rồi, nhưng text-decoration-* thì mới lắm nha! [Not Cross-Browsers]

Mình nghĩ chắc có rất nhiều bạn viết code CSS và đặc biệt là các bạn làm Frontend, khi viết thuộc tính text-decoration thì dường như thường hay gọi tên 3 value sau:

  1. none: khi bạn muốn bỏ đi underline mặc định của thẻ a
  2. underline: khi bạn muốn thiết lập lại underline cho thẻ a, thường là bạn sẽ style cho thẻ a không có underline ngay ban đầu, khi hover vào sẽ có underline
  3. line-through: hay dùng nhất khi bạn làm trang web về thương mại điện tử, có giá cũ và giá mới của 1 sản phẩm, thì giá cũ bị gạch giữa

Bạn thấy đấy, rõ ràng là các ứng dụng web ta thường gặp, thì hay rơi vào đúng những trường hợp trên của text-decoration.

Riêng về value underline mà text-decoration cung cấp cho chúng ta, nó quá thô sơ, không thể nào thay đổi màu hoặc là thay đổi các kiểu đường viền như thuộc tính border, chính vì vậy mà mình vẫn hay dùng border-bottom để tạo hiệu ứng underline trong những trường hợp như này:

Nhưng mình đâu biết rằng có 1 thuộc tính gọi là text-decoration-** là gồm các kiểu như colorstyleskip, thế thì bạn hãy xem hãy coi cái cách mà text-decoration-* tác động vào underline như thế nào ở demo dưới đây:

Vẫn work được và cho kết quả giống như nhau! Nhưng text-decoration-* lại có thêm thuộc tính gọi là text-decoration-skip giúp ta có thêm kiểu style underline trông cool hơn so với khi dùng border-bottom nhỉ?

Thấy thì hay vậy, nhưng sau khi tìm hiểu nó để coi nó có phải là giải pháp tốt nhất cho việc style underline, thì mình nhận ra còn vài khuyết điểm:

  1. Ở thời điểm hiện tại nó chưa support tốt ở các browser phổ biến, đặc biệt là vẫn IE, xem thêm ở CanIUse
  2. Đâu đó thì text-decoration-* chưa cung cấp đủ cho ta option để mà custom được width và position của underline. Trong khi đó 2 cái thiếu này, border-bottom lại cover được!

References:

2. Tạo 1 border “nửa trong suốt”, tưởng thì dễ nhưng mà ngộ ra nhiều điều hay!!!

Đã bao giờ bạn nhìn thấy 1 design có lớp mờ border như này:

Image from Internet

Thoạt nhìn, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng border + rgba(), tôi đã thử và đây là cái kết

Ơ..sao vậy nhỉ, thật là tiếc rằng với “cơ chế hiểu” của browsers thì nó đúng là như vậy.

Bất chợt trong tôi lại nghĩ ra 1 cách simple hơn, nhìn nó là border, nhưng tại sao không thử box-shadow + rgba() nhỉ?

Quả nhiên, đúng như mong đợi, nó work ngon lành luôn các bạn ạ!

Nhưng mình vẫn còn quá cay vụ border lúc nãy, cứ nghĩ nó làm được cơ, mình lại hì hục tìm hiểu thì thật may, đã tìm ra chân tướng sự việc.

Đơn giản mình chỉ cần thêm background-clip: padding-box là cái ý nghĩ ban đầu của mình border + rgba() nó work được ngay các bạn ạ!

Và hãy để ý ở tiêu đề của tip này, mình bảo “nửa trong suốt” tức là không phải trong suốt (Transparent) mà là 1 lớp mờ (Translucent). Và Translucent Border chính là keyword để mình research ra tip này đấy!!! ?

References:

Tham khảo các phần trước tại đây:

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo