Microsoft thông báo cái giá phải trả cho việc tự cài đặt Windows 11 lên PC cũ

Tram Ho

Microsoft đã cho phép người dùng tự cài Windows 11 trên PC cũ, “không được hỗ trợ”, đây là tin mừng với rất nhiều người dùng có PC không đáp ứng được tiêu chuẩn phần cứng khắt khe của Windows 11 để có thể cập nhật chính thức thông qua Windows Update. Tuy nhiên, mừng chưa được bao lâu thì Microsoft đã ra thông báo mới và chắn chắn không phải tin vui.

Microsoft thông báo cái giá phải trả cho việc tự cài đặt Windows 11 lên PC cũ - Ảnh 1.

Trong cuộc phỏng vấn với trang PCWorld, Microsoft một lần nữa xác nhận rằng nếu bạn sở hữu PC chạy Windows 10 và muốn nâng cấp lên Windows 11 thông qua Windows Media Creation Tool hoặc bằng tệp .ISO, bạn vẫn sẽ được phép làm điều đó. 

Dù máy tính không đủ đáp ứng yêu cầu phần cứng chính thức (chủ yếu là người dùng bị vướng ở yêu cầu TPM 2.0) vẫn có thể cài được Windows 11, nhưng Microsoft cho biết điều này sẽ đưa chiếc máy của bạn vào trạng thái “không được hỗ trợ”.

Theo Microsoft, việc chạy Windows 11 ở trạng thái không được hỗ trợ sẽ không có quyền nhận các bản cập nhật thông qua Windows Update, bao gồm các bản cập nhật driver và bảo mật.

Microsoft thông báo cái giá phải trả cho việc tự cài đặt Windows 11 lên PC cũ - Ảnh 2.

Nếu không có các  bản cập nhật, người dùng sẽ không có quyền truy cập vào những mã mới nhất cũng như các tính năng mới và các bản cập nhật bảo mật quan trọng. Microsoft cũng cảnh báo rằng các PC không được hỗ trợ, chưa được vá lỗi có thể gặp vấn đề về khả năng tương thích, có thể không sử dụng được và có thể không được bảo hành. 

Ngay cả khi người dùng sẵn sàng để PC của họ ở trạng thái như vậy để dùng Windows 11, Microsoft có thể sẽ kết thúc hỗ trợ cho phiên bản đó sau một hoặc hai năm. Ví dụ, theo ngày hỗ trợ Windows 10: phiên bản Windows 10 hiện tại, Windows 10 21H1, sẽ hết hạn vào ngày 13 tháng 12 năm 2022.

Như vậy, đối với yêu cầu bắt buộc của Windows 11, PC của bạn về phải có TPM 2.0, nếu không, bạn vẫn có thể cài được, nhưng về cơ bản, khả năng nâng cấp an toàn đã bị đóng lại.

Tham khảo: PCWorld

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk