Máy rút tiền “cô đơn” nhất thế giới – cột mốc “check-in” du lịch mới ở độ cao 4.000m

Tram Ho

Năm 2016, ngân hàng quốc gia Pakistan (NBP) đã lắp đặt một máy rút tiền ở đoạn đèo Khunjerab nằm trên địa phận tỉnh Gilgit-Baltistan, phía bắc Pakistan, cũng đồng thời là đường biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc. Đáng chú ý, Khunjerab là con đèo trải nhựa cao nhất thế giới ở độ cao 4.693m.

Đây là máy rút tiền hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, quy trình lắp đặt máy rút tiền đặc biệt này vô cùng phức tạp và cần nhiều nỗ lực. Phải mất khoảng 4 tháng, ngân hàng NBP mới hoàn thành công việc này và được Guinness Thế giới công nhận danh hiệu “Lắp đặt máy ATM cao nhất thế giới”.

Máy rút tiền cô đơn nhất thế giới - cột mốc check-in du lịch mới ở độ cao 4.000m - Ảnh 1.

Máy rút tiền cô đơn nhất thế giới - cột mốc check-in du lịch mới ở độ cao 4.000m - Ảnh 2.

Vì ngân hàng gần nhất cách đó ít nhất 82km và thời tiết vô cùng khắc nghiệt nên vấn đề bảo trì và nạp tiền cho máy thường xuyên cũng là một công việc khá khó khăn. Zahid Hussain, giám đốc chi nhánh của chi nhánh Sost NBP, chi nhánh gần máy ATM cao nhất thế giới, thường xuyên phải lái xe tới đây để kiểm tra hoạt động của máy rút tiền. Tuy nhiên, quãng đường đi đã không ít lần gặp những đợt gió cực mạnh, bão, sạt lở đất và chặng đường đèo hiểm trở.

Người phát ngôn của ngân hàng NBP cũng cho hay trong trường hợp máy rút tiền cần sửa chữa khẩn cấp, các nhân viên cũng mất từ 2-2,5 tiếng rưỡi đồng hồ để chạy xe tới nơi đây. “Dù số lượng tiền giao dịch không đáng kể nhưng với phương tiện này, những người sinh sống gần đây sẽ có cảm giác được tiếp cận gần hơn với thế giới hiện đại ngoài kia”, ông Zahid bày tỏ.

Máy rút tiền cô đơn nhất thế giới - cột mốc check-in du lịch mới ở độ cao 4.000m - Ảnh 3.

Máy rút tiền cô đơn nhất thế giới - cột mốc check-in du lịch mới ở độ cao 4.000m - Ảnh 4.

Máy rút tiền cô đơn nhất thế giới - cột mốc check-in du lịch mới ở độ cao 4.000m - Ảnh 5.

Được biết, máy rút tiền này chủ yếu phục vụ cho những người lính biên phòng, một số ít người dân địa phương và những du khách mạo hiểm leo núi đèo đi ngang. Với nhiều vị khách du lịch, họ vô cùng thích thú và coi đây là cột mốc quan trọng để chứng minh cho thành quả chuyến đi của họ.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk