Mạng máy tính – Một số khái niệm cơ bản

Tram Ho

1. Mô hình OSI và TCP/IP

1.1 Mô hình OSI

1.1.1 Mô hình OSI là gì ?

Khái niệm

  • Mô hình OSI (Open Systems Interconnection) là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối, truyền thông giữa các máy tính và các thiết lập giao thức mạng giữa chúng.

MỤC ĐÍCH

  • Đóng gói các gói tin để chuyển đi trong các kết nối giữa hai máy tính

1.1.2 Cơ chế hoạt động của từng tầng trong OSI

1.1.2.1 Chồng Giao Thức

  • OSI gồm 7 tầng. Mỗi một tầng có một đặc tính là nó chỉ sử dụng chức năng của tầng dưới nó, đồng thời chỉ cho phép tầng trên sử dụng các chức năng của mình, một hệ thống cài đặt các giao thức bao gồm một chuỗi các tầng nói trên được gọi là “chồng giao thức”.

1.1.2.2 Khái Niệm Mỗi Tầng

image.png

Tầng 1: Tầng Vật Lý (Physical Layer)
Định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí của các chân cắm, các đặc tả về cáp nối. Các thiết bị tầng vật lý bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị chuyển đổi tín hiệu (converter), thiết bị tiếp hợp mạng (network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ. Chức năng và dịch vụ căn bản được thực hiện bởi tầng vật lý bao gồm:

Tầng 2: Tầng Liên Kết Dữ Liệu (Data-Link Layer)

Tầng liên kết dữ liệu chính là nơi các thiết bị chuyển mạch (switches) hoạt động. Kết nối chỉ được cung cấp giữa các nút mạng được nối với nhau trong nội bộ mạng.
Đáp ứng các yêu cầu phục vụ của tầng mạng và phát sinh các yêu cầu phục vụ gửi tới tầng vật lý.

Tầng 3: Tầng Mạng (Network Layer)
Đơn vị dữ liệu: packet
Tầng mạng thực hiện chức năng định tuyến. Các thiết bị định tuyến (router) hoạt động tại tầng này – gửi dữ liệu ra khắp mạng mở rộng, và liên mạng.
Tầng này là một hệ thống định vị địa chỉ lôgic theo phương thức IP(Internet Protocol).

Tầng 4: Tầng Giao Vận (Transport Layer)
Đơn vị dữ liệu: segments
Tầng này chịu trách nhiệm đáp ứng các đòi hỏi về dịch vụ của tầng phiên và đưa ra các yêu cầu dịch vụ đối với tầng mạng (Network Layer).
Nhiệm vụ của tầng này :

Tầng 5: Tầng Phiên (Session layer)
kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính.
Tầng này đáp ứng các yêu cầu dịch vụ của tầng trình diễn và gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng giao vận.
Tầng phiên thiết lập, quản lý, và ngắt mạch (phiên) kết nối giữa các chương trình ứng dụng đang cộng tác với nhau. Nó còn bổ sung thông tin về luồng giao thông dữ liệu (traffic flow information).

Tầng 6: Tầng Trình Diễn (Presentation layer)
Tầng này trên máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi từ tầng ứng dụng sang địng dạng chung. Và tại máy tính nhận, lại chuyển từ định dạng chung sang định dạng của tầng ứng dụng.
Cụ thể:

Thông thường, việc biểu diễn cấu trúc được chuẩn hóa tại tầng này thường được thực hiện bằng cách sử dụng XML.

Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application layer)
Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng, và qua đó với mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm HTTP, Telnet, FTP (giao thức truyền tập tin) và các giao thức truyền thư điện tử như SMTP, IMAP, X.400 Mail.
Giao tiếp trực tiếp với các tiến trình của ứng dụng và thi hành những tệp ảo của các tiến trình đó; tầng này còn gửi các yêu cầu dịch vụ tới tầng trình diễn (Presentation layer).

1.1.3 Cơ chế hoạt động của mô hình OSI

Người gửi: Dữ liệu sẽ đi từ tầng ứng dụng xuống tầng vật lý

Người nhận: Gói tin sẽ đến tầng vật lý rồi đi lên đến tầng ứng dụng cho người dùng thấy được, quy trình giải mã gói tin thực hiện ngược lại quy trình đóng gói

1.2 Mô Hình TCP/IP

2. Protocol là gì?

2.1 Khái niệm

Protocol (giao thức mạng) là tập hợp các quy tắc được thiết lập nhằm xác định cách để định dạng, truyền và nhận dữ liệu sao cho các thiết bị mạng máy tính – từ server và router tới endpoint – Có thể giao tiếp với nhau, bất kể sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, thiết kế hay các tiêu chuẩn cơ bản giữa chúng.

2.2 Phương Thức Hoạt Động

Hoạt động trên mô hình OSI hoặc TCP/IP. Các phương thức hoạt động bao gồm:

2.3 Tính Năng Của Protocol

3. Cấu trúc Client server, So sánh với cấu trúc Peer To Peer

3.1 Server là gì?

Server gồm 2 thành phần: phần cứng và phần mềm cả 2 cùng làm việc với nhau.

image.png
Về phần cứng:

Về phần mềm:

3.2 Cấu Trúc Client – Server

3.2.1 Khái niệm

Client server là mô hình mạng máy tính bao gồm 2 thành phần chính là máy khách (client) và máy chủ (server). Trong mô hình này, server là nơi lưu trữ tài nguyên, cài đặt các chương trình dịch vụ và thực hiện các yêu cầu của client. Client đón vai trò gửi yêu cầu đến server. Client gồm máy tính và thiết bị điện tử nói chung.
image.png

3.2.1 Nguyên Lý Hoạt Động

Toàn bộ quá trình giao tiếp giữa server và client phải dựa trên các giao thức chuẩn. TCP/IP, SAN (IBM), ISDN, OSI, X.25, LAN-to-LAN Netbios là những giao thức chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay.

3.3 So sánh với cấu trúc Peer To Peer

3.3.1 Peer To Peer là gì?

Mạng peer to peer (P2P) là một kiến trúc ứng dụng phân tán nhằm phân vùng nhiệm vụ hoặc khối lượng công việc giữa các peer. Mỗi peer là 1 node, chúng tạo thành một mạng lưới các node ngang hàng, ngang cấp nhau.
image.png

3.3.2 So sánh

P2P khác với mô hình client-server truyền thống ở chỗ việc tiêu thụ và cung cấp tài nguyên được phân chia.

P2P và Client server đều có một client gửi request đến server và server gửi trả thông tin về cho client.

image.png

4. IPv4 và IPv6 là gì? và sự khác nhau giữa chúng.

4.1 IP là gì?

Địa chỉ IP (viết tắt của Internet Protocol) là một địa chỉ duy nhất cho mỗi thiết bị điện tử như điện thoại, laptop.
Địa chỉ IP cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng, giúp các thiết bị trên mạng Internet phân biệt và nhận ra nhau, từ đó có thể giao tiếp với nhau.

4.2 IPv4 là gì?

IPv4 (Internet Protocol version 4) là một giao thức trong truyền thông dữ liệu dựa theo địa chỉ, nó có nhiệm vụ cung cấp kết nối logic giữa các thiết bị mạng. Trong đó bao gồm cả việc cung cấp nhận dạng cho các thiết bị.
IPv4 dựa trên mô hình best-effort, đảm bảo các thiết bị điện từ không bị trùng địa chỉ IP. IPv4 rất linh hoạt, có thể cấu hình tự động hay thủ công với nhiều thiết bị khác nhau, tùy vào từng loại mạng khác nhau.
IPv4 có chiều dài 32bits. Số địa chỉ tối đa có thể sử dụng là 4.294.967.296 (2^32). 32 bits địa chỉ của IP được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 8 bits, các nhóm này phân cách nhau bởi dấu chấm
image.png

4.3 IPv6

IPv6 (Internet Protocol version 6) là phiên bản mới nhất của Giao thức Internet, một giao thức lớp mạng sở hữu thông tin địa chỉ và kiểm soát để cho phép các gói được định tuyến trong mạng. IPv6 được tạo ra để đối phó với tình trạng cạn kiệt IPv4. Nó tăng kích thước địa chỉ IP từ 32 bit lên 128 bit để hỗ trợ nhiều cấp độ địa chỉ hơn.
IPv6 Định tuyến và xử lý gói hiệu quả hơn so với IPv4.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo