Lần đầu tiên sau 3 thập kỷ, NASA sẽ đưa tàu thăm dò trở lại Sao Kim khắc nghiệt hòng tìm dấu vết sự sống

Tram Ho

Lần đầu tiên trong ba thập kỷ trở lại đây, NASA sẽ đưa tàu thăm dò đổ bộ Sao Kim. Dù được đặt tên theo nữ thần của tình yêu và sắc đẹp trong tín ngưỡng của người La Mã, hành tinh lại được so sánh với địa ngục bởi những lý do sau: nhiệt độ bề mặt lên tới 464 độ C, khí quyển chứa 96% carbon dioxide, áp suất bề mặt tương đương với áp suất ở độ sâu 900m dưới mực nước biển và acid sulfuric tồn tại ở trong bầu khí quyển, ăn mòn cả tàu thăm dò được cử xuống.

Hôm thứ Tư vừa rồi, giám đốc NASA Bill Nelson công bố hai dự án, hai tàu thăm dò sẽ tới thăm “địa ngục” vào nửa cuối của thập niên 2020. Họ đặt tên hai con tàu là DAVINCI+ và VERITAS.

Hai sứ mệnh này đều có một mục tiêu là tìm ra nguyên nhân tại sao Sao Kim lại trở nên như vậy, lại sở hữu một bề mặt có thể làm tan chảy cả chì”, ông Nelson nói.

Lần đầu tiên sau 3 thập kỷ, NASA sẽ đưa tàu thăm dò trở lại Sao Kim khắc nghiệt hòng tìm dấu vết sự sống - Ảnh 1.

Sao Kim.

Có thể coi Sao Kim là hành tinh “chị em” của Trái Đất: chúng đều có kích cỡ, khối lượng và thành phần tương tự nhau. Bên cạnh đó, Sao Kim cũng là hành tinh có quỹ đạo gần với quỹ đạo Trái Đất nhất. Thế nhưng, Sao Kim lại có một “tuổi thơ” không mấy êm đềm, khiến hiện trạng hành tinh khó tiếp cận đến vậy. Trong thập niên 70, 80 và 90, Sao Kim đánh gục một loạt sứ mệnh khám phá của cả Mỹ và Liên bang Xô-viết.

Thế nhưng, vào năm ngoái, mọi ánh mắt đổ dồn về thiên thể sáng nhất nhì trời đêm này khi các nhà khoa học công bố nghiên cứu mới. Bằng kính viễn vọng mạnh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra phosphine trong bầu khí quyển của Sao Kim, để rồi đi đến kết luận: chỉ có sinh vật đang sống mới có thể là nguồn căn sinh ra khí gas phosphine.

Tàu DAVINCI+ có thể khẳng định sự tồn tại của phosphine trong bầu khí quyển độc hại của Sao Kim. Dự kiến, tàu sẽ lên không vào năm 2029 và bay hai lần qua Sao Kim vào năm 2030 nhằm quan sát hành tinh chết chóc này. Tới năm 2031, DAVINCI+ sẽ lại một lần nữa tiếp cận gần với Sao Kim, ném xuống dưới một công cụ theo dõi có khả năng phân tích bầu khí quyển; trong quãng đường rơi tự do kéo dài gần 1 giờ, công cụ này sẽ “đánh hơi” các thành tố có trong khí quyển Sao Kim.

Lần đầu tiên sau 3 thập kỷ, NASA sẽ đưa tàu thăm dò trở lại Sao Kim khắc nghiệt hòng tìm dấu vết sự sống - Ảnh 2.

DAVINCI+ sẽ thả công cụ thăm dò xuống Sao Kim nhằm phân tích khí quyển hành tinh này.

Các nhà khoa học sẽ tổng hợp số dữ liệu này để cho ra kết luận trả lời câu hỏi “khí quyển Sao Kim hình thành như thế nào”. Đồng thời, họ cũng sẽ biết được liệu Sao Kim đã từng có nước trên bề mặt, và tại sao nước lại bốc hơi hết.

Tàu thăm dò VERITAS sẽ lên không trước DAVINCI+ một năm, thực hiện sứ mệnh vẽ bản đồ 3D về bề mặt Sao Kim. VERITAS sẽ còn sở hữu một quang phổ kế cho phép nó nhìn xuyên bầu khí quyển dày đặc để nghiên cứu đất đá bề mặt Sao Kim, hòng tìm ra dấu vết của hoạt động núi lửa, nước tuôn ra từ núi lửa cũng như cấu tạo của đất đá bề mặt hành tinh.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk