Làm thế nào mà công nghệ thay đổi quá trình suy nghĩ của chúng ta

Diem Do

Tại lễ hội IdeaFestival 2014, Clive Thompson đã thuyết trình về các khái niệm cách mà công nghệ thay đổi quá trình suy nghĩ của chúng ta, cũng như khám phá trong cuốn sách mới của ông ấy “Thông minh hơn những gì bạn nghĩ”.

 

cthero.jpg

Clive Thompson thuyết trình tại lễ hội IdeaFestival 2014 ở  Louisville, Kentucky. 

 

Có vô số các đối số chống lại tăng cường sử dụng công nghệ trong cuộc sống hàng ngày. Những nhà tương lai và những người yêu thích công nghệ mới khuyến khích sử dụng nó, đảm bảo rằng công nghê sẽ chào đón điều không tưởng mới lạ, trong khi những người bảo thủ chắn lại bản chất “phá hoại” của việc sử dụng công nghệ.

 

Chúng tôi cảm nhận rằng công nghệ đang thay đổi cách chúng ta nghĩ. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào mà công nghệ đang thay đổi cách chúng ta nghĩ và kết quả của việc đó là gì?

 

Đó là những gì mà Clive Thompson- Nhà văn của tờ báo Wired và The New York Times đã quyết định nghiên cứu trong cuốn sách mới của ông ấy “Thông minh hơn những gì bạn nghĩ”.Thompson thuyết trình những ý tưởng quan trọng của cuốn sách tại lễ hội  IdeaFestival 2014 tại Louisville, Kentucky vào thứ 6, ngày 3/10 vừa qua. Theo Thomspone, công nghệ đang thay đổi cách mà chúng ta nghĩ bằng 4 cách chính:

 

1. Suy nghĩ công chúng

2. Sự nhận thức môi trường xung quanh

3. Kỹ năng mới

4. Tư tưởng hợp tác

 

Suốt chế độ Stalin, các hình ảnh của chính phỉ được tăng cường để loại bỏ những người khỏi chế độ Stalin. Thompson nhấn mạnh, thời kỳ 1984 của George Orwell bắt nguồn nhiều mô-tip văn học từ các thực hành của Soviet Union vào lúc này. Nỗi sợ hãi lớn của Orwell là điều đó nếu bạn có thể thay đổi quá khứ (bằng cách thay đổi nội dung lịch sử trên một hình ảnh), sau đó bạn có thể thay đổi tương lai.

 

Điều này được nhìn thấy trong thập niên những năm 1990 khi Adobe Photoshop nổi lên. Sự lo sợ rằng mọi người sẽ bị lừa bởi những hình ảnh giả tạo là mối lo thật sự đối với nhiều người. Một khi sự thao tác trên hình ảnh trở thành một nghệ thuật dân gian, mặc dù Thomspon cho rằng mọi người trở nên tốt hơn khi phát hiện nó. Cách mà chúng ta nghĩ về những hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh kỹ thuật số đang thay đổi. Chẳng hạn, các blogger tìm hiểu và cho rằng 4 tên lửa trong một bức ảnh ấn tượng nổi tiếng vào năm 2008 từ Iran là giả, thậm chí sau khi chúng đã được xuất bản.

 

Khi chúng tôi khuyến khích những công nghệ này, Thomspon tranh luận rằng chúng tôi đang có xu hướng hướng đến ý tưởng của cộng đồng hay nói ra suy nghĩ của mình. Đây không phải là trường hợp trước khi internet phổ biến. Sau khi hoàn tất chương trình đại học, hầu hết mọi người không viết bất kì điều gì công khai nếu nó không thể hiện được sự chuyên nghiệp của họ. Hiện nay, theo như ước đoán của Thompson, khoảng 3,6 nghìn tỷ từ được viết ra mỗi ngày. Các nền tảng mới đang xuất bản chẳng hạn như các công cụ blog ví dụ WordPress và những công cụ phương tiện truyền thông như Twitter kích hoạt việc này.

 

Có một sự ảnh hưởng từ khán giả cho rằng, ngay khi một khán giả có mặt, chúng tôi cảm thấy chúng tôi phải mang đến những gì tốt nhất mà chúng tôi đang làm. Tư tưởng công đồng hiện hữu trong chúng tôi để có thể kết nối với những người suy nghĩ khác. Bạn có thể nhận ra, khi Thomspon nói rằng “Một số người lập dị khác quan tâm về những điều tương tự mà bạn quan tâm. ” Thậm chí dễ dàng hơn để kết nối và hợp tác; điều này đang thay đổi cách mà chúng ta tiếp cận với những sở thích và sự quan tâm của chúng ta.

 

“Những lời phát biểu” trực tuyến như là những cập nhật trạng thái hay những chia sẻ nhỏ trên tweet nâng cao sự nhận thức về ý nghĩa của môi trường xung quanh. Thomspon cho rằng sự nhận thức về môi trường xung quanh là khả năng nhận thức về những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của con người mà không thể hiện theo cách tự nhiên. Nhiều khi giống như chúng ta cảm nhận được sự tinh tế thông qua ngôn ngữ cơ thể, những sự thể hiện nhỏ này giúp chúng ta hiểu hơn những người bạn của chúng ta đang cảm nhận như thế nào.

 

Thomspon cũng đã tham khảo qua các chuyên đề “Sức mạnh về sự hạn chế của điểm yếu” năm 1973 bởi Mark Granovetter. Granovetter nhận ra rằng mọi người tìm thấy những công việc, nghe về công việc đó từ sự hạn chế của các điểm yếu, chẳng hạn như một người quen hay một ai đó bạn biết khi đi ngang qua. Đã từng rất khó khăn để kết nối với các điểm yếu đó, nhưng hiện giờ chúng ta sống trong một thế giới nơi mà chúng ta thường liên lạc liên tục với sự hạn chế của các điểm yếu thông qua mạng xã hội.

 

Công nghệ cũng đang mang đến cho chúng ta sự hiểu biết mới hay những phương pháp mới để có được kiến thức về những vấn đề đặc biệt. Ví dụ, khi những chiếc camera trở nên nhỏ hơn và rẻ hơn, nó làm thay đổi loại của các video mà chúng ta nhận được và cách chúng ta sử dụng chúng. Những kênh công nghệ chuyên nói về công nghệ như TiVo và DVR mang dến cho chúng ta cơ hội để thể hiện thông qua các video và sự phân tích, suy nghĩ tích cực về nội dung.

 

Sự hiểu biết mới mà chúng ta có truy cập được là dữ liệu. Những công cụ theo dõi sức khỏe như FitBit mang đến cho người dùng khả năng để xác định các xu hướng không thể nhận thấy trước khi các công cụ này xuất hiện. Thomspon đưa ra ví dụ về người bạn của anh ấy,công cụ này có thể đang theo dõi khi anh ấy bị thương lúc đang chạy dựa trên dữ liệu mà anh ấy thu thập được về sự thể hiện của anh ấy.

 

KHi chúng tôi khám phá ra những ý tưởng mới, chúng tôi có các phương pháp mới để kết nối và hợp tác thông qua các ý tưởng này nhờ vào công nghệ. Đây là quan niệm về sự kết nối suy nghĩ. Quan niệm này tương tự như khái niệm “sự thông minh của tập thể” được khám phá bởi Pierre Levy- đã viết rằng “Không ai biết tất cả mọi thứ, mỗi người biết một ít, tất cả những kiến thức có được là kiến thức của nhân loại”.

 

Những gì mà Thomspon muốn nhận được thông qua các khán giả không chỉ từ một người, mà là từ hàng nghìn người được kết nối với nhau, nghĩ về nhau. Chúng ta thấy những công cụ ảnh hưởng đến suy nghĩ được liên hệ với nhau như Wikipedia và Quora, mang mọi người lại với nhau để tìm thấy một vấn đề hay bình phẩm công việc.

 

Bạn đang nghĩ gì?

 

Chúng tôi muốn biết về điều bạn đang suy nghĩ. Bạn nghĩ công nghệ nào ảnh hưởng sâu sắc nhất đến cách mà con người suy nghĩ?

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : techrepublic.com