Không xin được việc làm do bằng tốt nghiệp sai chính tả

Ngoc Huynh

Bằng tốt nghiệp của trường trung cấp Bách khoa Bình Dương với từ ‘farmacy’

Nhiều sinh viên tốt nghiệp trường trung cấp Bách khoa Bình Dương bị các doanh nghiệp từ chối nhận vào làm vì bằng tốt nghiệp ghi sai lỗi chính tả tiếng Anh.

Gần 100 sinh viên đã tốt nghiệp trường trung cấp Bách khoa Bình Dương đã bày tỏ sự bức xúc của mình khi bị nhiều doanh nghiệp từ chối vì bằng tốt nghiệp viết sai lỗi chính tả.

Ngôi trường nằm ở tỉnh Bình Dương, một tỉnh giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh.

Hầu hết trong số những người này đã học tại chi nhánh của trường ở tỉnh Đồng Nai.

Chị Nguyễn Anh H, đến từ Đồng Nai cho biết chị đã phát hiện ra lỗi khi chị cầm tấm bằng đi công chứng.

“Tôi đã xin phép nghỉ việc một ngày để tới trường và đóng tiền để nhận bằng,” chị nói. “Tuy nhiên, phòng công chứng thông báo với tôi rằng tấm bằng của tôi đã ghi sai chính tả.”

“Họ nói rằng ngành học của tôi nên được đánh vần là ‘Major in Pharmacy Technician’ thay vì là ‘Major in Farmacy Technician’ như trên tấm bằng của tôi hiện giờ,” chị H nói.

Không thể tin được những gì mà chị vừa nghe nói, nên chị đã tra từ “farmacy” trong từ điển và đã không thể tìm thấy nghĩa của nó.

“Tôi không biết tại sao trường đã thay đổi từ ‘ph’ thành ‘f’, tôi dự định sử dụng tấm bằng này để xin việc làm ở nước ngoài do đó ngôn ngữ tiếng Anh rất quan trọng.”

Chị H cho biết chị đã đóng khoản 28 triệu đồng (tương đương với US$1,305) cho việc học, không tính đến số tiền 400 trăm ngàn đồng tiền lệ phí để nhận bằng.

Và chị H không phải là người duy nhất đang lo lắng về vấn đề này.

Anh Trần Kim H, 35 tuổi cũng cho biết rằng công ty mà anh ứng tuyển vào đã từ chối anh do họ nghi ngờ tính chân thật của tấm bằng.

‘Hiệu trưởng của trường đã cam kết với chúng tôi về một tương lai sáng ngời sau khi tốt nghiệp,” anh H nói. “Nhưng bây giờ chúng tôi rất thất vọng.”

Thậm chí các công ty dược ở địa phương cũng đã từ chối tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp do lỗi chính tả này.

Chị Nguyễn Thị Giang H, đến từ Đồng Nai cho biết ngay cả các tiệm thuốc tư nhân cũng không chào đón chị ấy bởi vì họ e ngại tấm bằng của chị H là giả.

“F” có nghĩa là “ph”?

Khi chị H và một số người khác liên hệ trường để giải quyết vấn đề, thì phó hiệu trưởng thừa nhận rằng tấm bằng ghi sai lỗi chính tả, nhưng trường không thể sửa được.

Giải pháp duy nhất là trường sẽ cấp thêm quyết định điều chỉnh hoặc bản sao, chứ không thể cấp lại bằng tốt nghiệp khác.

“Chúng tôi không chấp nhận giải pháp này và muốn có một tấm bằng mới và chính xác,” anh H. nói. “Trường cho biết sau một tuần nữa họ sẽ trả lời nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ câu trả lời nào.”

Trong khi đó, ông Mai Anh Nguyệt – hiệu trưởng của trường nói rằng lỗi này không phải là vấn đề lớn và các sinh viên không nên quá lo lắng.

Trả lời với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyệt cho biết các bằng đã cấp thì không thể chỉnh sửa và trường sẵn sàng cấp thêm quyết định điều chỉnh hay bản sao nếu bằng bị lỗi.

Mặc dù, thừa nhận tấm bằng bị lỗi, nhưng ông Nguyệt nói rằng các sinh viên khác có thể kiếm được việc làm với tấm bằng này, và điều quan trọng nhất là các kỹ năng và kiến thức đáp ứng các yêu cầu của các công ty.

“Chỉ có các sinh viên ngoan cố đó muốn làm lớn chuyện để làm mất uy tín của trường,” ông nói.

Ông Nguyệt cũng nói nói rằng chữ “f” trong tấm bằng chỉ là một hình thức khác của chữ “ph” nên ông cho rằng đó không phải là lỗi.

Nhưng sau đó ông cho biết trường “sẽ làm việc với các chuyên gia để điều chỉnh bằng tốt nghiệp cho các lứa sinh viên sắp tới.”

Các vấn đề với từ “rector”

Sau khi tìm hiểu về các tấm bằng bị lỗi, một đọc giả có tên Trương Lan cho biết sẽ chỉ ra những sự không thỏa đáng khác.

Theo anh, thì tên trường đã được dịch là Binh Duong Polytechnic nhưng ở Anh, sau năm 1993 thì danh từ “polytechnic” có nghĩa là trường đại học bách khoa. Như vậy, Binh Duong Polytechnic là Trường đại học Bách khoa Bình Dương chứ không phải là Trường trung cấp Bách khoa Bình Dương.

Đọc giả cũng chỉ ra ngôn ngữ trong tấm bằng không nhất quán ở tên của tỉnh Bình Dương khi chuyển sang tiếng Anh, đáng lẽ là “Binh Duong” nhưng ở cuối bằng thì lại ghi là “Binhduong.”

Ngoài ra, anh cũng nói rằng chỉ có người Việt Nam mới có thói quen sử dụng ‘f’ thay cho ‘ph’, trong khi người Anh thì không.

“Ngay cả khi người Anh có thói quen đó, thì có nghiêm túc không khi sử dụng hình thức viết tắt như vậy trong bằng tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục quốc gia?”

Hơn nữa, một lỗi khác nữa đó là với từ “rector” được sử dụng trong chức danh của người đứng đầu trường.

Anh cho biết từ “rector” trong tiếng Anh có nghĩa là người đứng đầu một học viện, một trường đại học hay cao đẳng, do đó việc trường sử dụng từ “rector” là không đúng.

Ông Stivi Cooke, đến từ đại học Southern Queensland đã nói về cách sử dụng từ để chỉ chức danh.

“Rector bắt nguồn từ các nhóm tôn giáo cổ xưa điều hành các trường học bởi vì nó có nghĩa là “leader (người lãnh đạo)” – ngày nay nó vẫn thường được sử dụng bởi nhiều trường đại học châu Âu vì nó có một ý nghĩa mạnh mẽ là ‘tốt nhất’ nên chủ yếu các trường đại học hoặc các trường trung học tốt nhất sẽ sử dụng nó.” ông cho biết.

Từ “Principal” tương đương với ‘rector’ hay ‘president’ bởi vì nó có nghĩa là ‘chính’ – người lãnh đạo chính,” ông nói thêm. “Từ này được sử dụng ở hầu hết các quốc gia liên hiệp (có liên kết với nước Anh).”

Theo ông Cooke, từ “rector” chỉ đơn giản là một từ quá lạ lùng cho một tổ chức thiết thực như một trường cao đẳng dạy nghề hoặc trường học.

“‘Rector’ là một từ rất cao ngạo”, ông Cooke giải thích. “Không có gì bất hợp pháp về những chức danh mà các trường sử dụng – Nó chỉ đơn giản là truyền thống và tính đua đòi, màu mè”

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://tuoitrenews.vn/