Không có giao diện người dùng sẽ là xu hướng mới

Ngoc Huynh

Một vài tháng trước, tôi đã chia sẻ với bạn bè của mình về cách mà các ứng dụng như Magic và Operator sẽ trở thành những sản phẩm lớn tiếp theo như thế nào. Điều đặc biệt của các ứng dụng này là chúng không sử dụng một giao diện UI truyền thống với mục đích tương tác. Thay vào đó, các ứng dụng này chỉ xoay quanh một màn hình tin nhắn duy nhất, có tên gọi là các ứng dụng vô hình (invisible) và đàm thoại (conversational), và kể từ bài viết đầu tiên đó của tôi, một loạt các ứng dụng tương tự đã xuất hiện trên thị trường. Facebook thậm chí gần đây đã phát hành M, một trợ lý cá nhân được tích hợp với Messenger nhằm giúp bạn làm bất cứ điều gì.

Mặc dù các ứng dụng này có thể giúp bạn thực hiện mọi việc, từ việc giúp bạn kiểm tra tài khoản ngân hàng cho đến lên kế hoạch cho một cuộc họp, đặt chỗ tại nhà hàng tốt nhất và là một trợ lý du lịch của bạn, nhưng tất cả chúng đều có một điểm chung: Chúng đặt tin nhắn (messaging) tại vị trí trung tâm.

Sự nổi lên của các ứng dụng dạng tin nhắn

Matti Makkonen là một kỹ sư phần mềm đã qua đời hai tháng trước đây. Tôi đoán là bạn đã không nghe nói về cái chết của ông, và rất có thể bạn không biết ông là ai. Tuy nhiên, Makkonen có lẽ là một trong những cá nhân quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền thông. Và ý tôi là tầm quan trọng của ông có lẽ ngang với nhà phát minh ra điện thoại Alexander Bell: vì ông là người đã phát minh ra tin nhắn SMS.

Nếu bạn vẫn chưa nhận ra sự phổ biến của tin nhắn SMS hiện nay thì hãy nghĩ lại. SMS là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Ba năm trước đây, nó đã có khoảng 4 tỷ người sử dụng đang hoạt động. Con số đó gấp 4 lần số lượng người sử dụng Facebook vào thời điểm này. Nhắn tin, và đặc biệt là tin nhắn SMS, đã từ từ thống trị toàn bộ thế giới. Nó bây giờ là nền tảng trong giao tiếp của con người, và đó là lý do tại sao các ứng dụng tin nhắn như WhatsApp và WeChat có trị giá hàng tỷ đô-la.

Trong khi tin nhắn đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta, nó hiện chỉ được sử dụng trong ngữ cảnh hẹp của việc truyền thông giữa con người với nhau. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể mở rộng việc sử dụng tin nhắn vượt ra ngoài phạm vi này? Điều gì sẽ xảy ra nếu tin nhắn có thể thay đổi cách chúng ta tương tác với máy tính theo cách như chúng ta tương tác với nhau?

Tương lai của trí tuệ nhân tạo AI

Trong một bộ phim gần đây có tên là Ex Machina, một tỷ phú đã tạo ra Ava, một nữ robot được trang bị trí thông minh nhân tạo. Để thử nghiệm phát minh của mình, ông đã mời đến một kỹ sư trẻ để xem liệu anh ta có đem lòng yêu cô gái robot đó hay không.

Toàn bộ ý tưởng của bộ phim đó tập trung vào phép thử Turing, một thử nghiệm được phát minh bởi nhà khoa học Alan Turing (cũng đã xuất hiện trong một bộ phim gần đây là The Imitation Game) để xác định liệu trí tuệ nhân tạo có tương đương với một con người. Một robot vượt qua được phép thử Turing sẽ có tác động rất lớn đối với nhân loại, vì nó sẽ có nghĩa là trí tuệ nhân tạo đã đạt đến trình độ của con người.

Trong khi chúng ta đang ở khá xa trong việc tạo ra một con robot có thể nhìn và hành động giống con người như Ava, chúng ta đã thu được những kết quả rất tốt trong việc mô phỏng trí tuệ con người trong ngữ cảnh hẹp hơn.Và một trong những ngữ cảnh mà AI thực hiện tốt nhất là, bạn thử đoán xem, vâng đó là tin nhắn.

Điều này là nhờ học vấn uyên thâm (deep learning), một quá trình mà máy tính được dạy để hiểu và tự giải quyết vấn đề, chứ không cần phải có các kỹ sư lập trình các giải pháp cho nó. Deep learning là một kẻ làm thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Nó cho phép trí tuệ nhân tạo (AI) đạt đến tầm cao mới tiến xa hàng thập kỷ so với trước đây. Ngày nay, máy tính có thể nghe, nhìn, đọc và hiểu con người hơn bao giờ hết. Điều này đang mở ra một thế giới của những cơ hội cho các ứng dụng sử dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo AI, nơi mà những doanh nhân bén nhạy đang đổ xô vào lĩnh vực này.

Hiện nay, tin nhắn là hình thức có tiềm năng nhiều nhất. Điều này là bởi vì, trong số tất cả các hình thức có thể có của đầu vào, văn bản số là trực tiếp nhất. Văn bản (text) là không thay đổi; nó không mang theo những thông tin dư thừa mà các hình thức giao tiếp khác bị mắc phải, chẳng hạn như qua giọng nói hoặc cử chỉ. Hơn nữa, tin nhắn tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt hơn so với các ứng dụng truyền thống vì nó cảm thấy tự nhiên và quen thuộc.

Khi tin nhắn đã trở thành giao diện người dùng, bạn không cần phải đối phó với một luồng giao diện mới, tất cả chúng đổ đầy với các menu, các nút (button) và nhãn (label) khác nhau. Điều này giải thích sự gia tăng và phổ biến của các ứng dụng vô hình (invisible) và đàm thoại (conversational), nhưng lý do bạn nên quan tâm đến chúng còn trên cả điều đó.
Hướng tới việc tương tác với máy tính không có giao diện UI.

Sự phổ biến ngày càng tăng của các ứng dụng kiểu này trong thời gian gần đây đã đưa tôi đến một quan sát gây sửng sốt: Những tiến bộ trong công nghệ, đặc biệt là trong AI, đang ngày càng làm cho giao diện người dùng truyền thống không còn thích hợp nữa. Cũng nhiều như việc tôi không thích nó, giờ đây tôi tin rằng sự tiến bộ công nghệ cuối cùng sẽ làm cho giao diện người dùng UI trở thành một công cụ của quá khứ, một cái gì đó không còn cần thiết cho sự tương tác giữa con người và máy tính. Và đó là một điều tốt.

Người ta có thể tranh luận rằng các ứng dụng đàm thoại (conversational) và vô hình (invisible) là không thể tránh được việc sử dụng UI. Nhưng rốt cuộc, chúng vẫn cần một màn hình và một giao diện chat. Trong khi đó sự thật là các ứng dụng này chỉ yêu cầu thiết kế giao diện người dùng ở một mức độ nào đó mà thôi, tôi tin rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Thực ra những công nghệ mới có khả năng loại bỏ giao diện màn hình một cách triệt để. Để hiểu rõ hơn về quan điểm của tôi, bạn hãy xem qua các video sau đây.

Video đầu tiên giới thiệu về dự án Project Soli, một chip radar nhỏ được tạo ra bởi Google để cho phép nhận dạng cử chỉ của bạn.

Video thứ hai là phần trình diễn của công ty Emotiv, về một sản phẩm có thể đọc được sóng não của bạn và hiểu được ý nghĩa của chúng qua sóng điện não.

Trong khi cả hai công nghệ này dường như có vẻ giống với ảo thuật, nhưng chúng không phải là ảo thuật. Và chúng có một điểm chung nhất: Đó là không yêu cầu một giao diện người dùng cho đầu vào máy tính.

Đối với một nhà thiết kế, thì đây là một xu hướng đáng lo ngại. Trong một thế giới nơi mà máy tính có thể nhìn, nghe, nói, hiểu và trả lời cho bạn, thì mục đích của một giao diện người dùng còn ý nghĩa gì nữa? Tại sao phải thiết kế một ứng dụng để quản lý các tài khoản ngân hàng của bạn khi bạn có thể nói chuyện với nó trực tiếp? Ngoài sự tương tác của con người-giao diện, chúng ta đang bước vào thế giới của giao diện tương tác giữa bộ não-máy tính. Trong thế giới này, kỹ thuật số và thần giao cách cảm cùng với AI và các phương tiện khác của đầu vào có thể cho phép chúng ta giao tiếp trực tiếp với máy tính mà không cần một màn hình.

Một tương lai của những nhà thiết kế thất nghiệp?

Vì vậy, tôi tin rằng trí tuệ nhân tạo AI sẽ trở nên thống trị, và các giao diện người dùng UI sẽ trở nên lỗi thời và rằng tất cả các nhà thiết kế giao diện sẽ sớm bị thất nghiệp?
Không hẳn. Theo như tôi biết, các UI sẽ vẫn cần thiết cho đầu ra của máy tính. Trong tương lai gần, người dùng vẫn sẽ sử dụng màn hình để đọc, xem video, hiển thị dữ liệu v.v… Hơn nữa, như Nir đã đề cập trong bài viết tuyệt vời của mình về chủ đề này, các ứng dụng đàm thoại (conversational app) hiện chỉ tốt trong những tác vụ nhất định. Có lẽ đây cũng là kết luận cho các công nghệ mới như Emotiv và Project Soli. Chúng có thể sẽ không được tốt nhất ở tất cả mọi thứ, và giao diện người dùng có lẽ sẽ tốt hơn cho một số tác vụ xác định.

Tuy nhiên, tôi tin rằng những công nghệ mới sẽ thay đổi cách chúng ta tiếp cận thiết kế. Điều này là cần thiết cho những kế hoạch về một nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Trong một tương lai nơi mà máy tính có thể nhìn, nói chuyện, lắng nghe và trả lời cho bạn, thì những kỹ năng thiết kế hoàn hảo đến từng pixel của bạn sẽ trở nên vô nghĩa?

Hãy coi đó là lời cảnh báo để chống lại tính tự mãn của bạn. Là một nhà thiết kế giao diện người dùng, chúng ta có xu hướng luôn cho rằng một giao diện người dùng là giải pháp cho mọi vấn đề thiết kế mới. Nhưng cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo AI sẽ buộc chúng ta phải thiết lập lại giả định về cách thức thiết kế tương tác. Nó sẽ thúc đẩy chúng ta phải rời bỏ vùng thoải mái của mình và nhìn vào bức tranh lớn hơn, mang sự quan tâm của chúng ta vào việc thiết kế các trải nghiệm người dùng UX chứ không phải là về các màn hình UI. Và đó là một tương lai thú vị cho các nhà thiết kế.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://techcrunch.com/