Khảo sát cho thấy sự hài lòng của các công ty nước ngoài tại Việt Nam

Ngoc Huynh

Theo cuộc khảo sát thì doanh nghiệp nước ngoài vẫn lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Ông Atsusuke Kawada, trưởng đại diện của JETRO tại Hà Nội và đồng thời là phó chủ tịch Hiệp Hội Các Doanh Nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết JETRO đang triển khai một chương trình tuyển chọn hơn 1,600 công ty Nhật Bản với quy mô vừa và nhỏ để hỗ trợ mình trong việc đầu tư vào một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

“Các doanh nghiệp này đang lựa chọn Việt Nam là nơi ưu tiên đầu tư. Số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tăng ở Việt Nam, cả trong các ngành công nghiệp sản xuất và phi sản xuất,” ông nói.

Đầu tháng này, đại diện của tập đoàn Showa Denko của Nhật Bản đã làm việc với chính quyền tỉnh Hà Nam về việc thực hiện một dự án công nghệ cao để trồng rau an toàn tại khu công nghiệp Đồng Văn 2.

ISE Food Group là nhà cung cấp trứng gà lớn nhất tại Nhật Bản, cũng đã cho biết về dự định thành lập một cơ sở sản xuất trứng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Kawada cho biết, theo cuộc khảo sát của JETRO gần đây về các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, thì có 57.5% các công ty Nhật Bản tại Việt Nam thích “tình hình chính trị và xã hội ổn định của Việt Nam”, và 53.7% công ty thích “chi phí nhân công rẻ tại Việt Nam”. Trong khi đó, gần 47% cho rằng “quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam” là yếu tố quyết định để đầu tư.

Có 66.1% công ty cho biết sẽ “mở rộng đầu tư” tại Việt Nam và 84.4% công ty cho biết lợi nhuận sẽ tăng tại Việt Nam.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã công bố một cuộc khảo sát về môi trường kinh doanh của Việt Nam, cuộc khảo sát đã đánh giá ý kiến của 1491 công ty nước ngoài đến từ 43 quốc gia tại Việt Nam. Theo cuộc khảo sát, phần lớn số người được hỏi cho biết họ cảm thấy an toàn khi kinh doanh tại Việt Nam, nơi có mức thuế thấp, địa điểm thuận tiện và chính sách phù hợp.

Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam ở mức 10% và 22%. Các mức thuế này thấp hơn so với Trung Quốc, Indonesia, và Malaysia, những nước này có mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Tại Philipin và Myanmar thì mức thuế VAT là 30% và mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 12%.

62% cho biết họ sẽ tăng cường đầu tư ngay cả khi họ không nhận được ưu đãi về thuế tại Việt Nam, bởi vì vị trí, quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đã phù hợp với chiến lược kinh doanh của họ.

Các doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có thể dự đoán những thay đổi chính sách ở Việt Nam tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Lào, Philippines, và Myanmar. 94% cho biết tình hình chính trị của Việt Nam là ổn định hơn các quốc gia này.

“Điều này rất quan trọng khi các doanh nghiệp luôn muốn có một môi trường chính trị ổn định và một môi trường chính sách có thể đoán trước, để họ có thể xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của mình,” ông Đậu Anh Tuấn – trưởng phòng pháp chế của VCCI cho biết.

Đáng chú ý, những người được hỏi cho biết họ có thể có tác động vào quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam tốt hơn so với ở các quốc gia châu Á khác, thông qua các cuộc đối thoại với chính phủ, Quốc hội và chính quyền địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, theo đó các bộ trưởng và lãnh đạo các địa phương trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc cải thiện khả năng cạnh tranh của các ngành, địa phương mình.

Thời gian nộp thuế trung bình dự kiến giảm đến 121,5 giờ mỗi năm, trong khi thời gian làm thủ tục bảo hiểm nhân viên dự kiến sẽ được giảm xuống 49,5 giờ mỗi năm.

Nghị quyết cũng đặt mục tiêu giảm thời gian thực hiện để thành lập một doanh nghiệp mới còn sáu ngày, hiện nay là 16 ngày, trong khi thời gian cho các doanh nghiệp để kết nối với lưới điện quốc gia sẽ được đưa xuống 36 ngày, thay vì 60 như hiện nay.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/