Israel vừa bắn hạ loạt drone bằng súng laser cường độ cao trên không

Tram Ho

Hôm nay, Bộ Quốc phòng Israel vừa công bố đã đánh chặn thành công nhiều drone trong buổi thử nghiệm một loại vũ khí laser cường độ cao trên không. Hệ thống này được ca ngợi là “một thay đổi chiến lược trong khả năng phòng không của Nhà nước Israel” và có thể là một sự bổ sung quan trọng cho hệ thống phòng không tích hợp đa lớp của quốc gia này. Dù loại vũ khí laser cường độ cao mới đã được thử nghiệm trước các UAV, công bố được các quan chức quốc phòng đưa ra lần này, đi cùng một màn trình diễn hoành tráng, cho thấy hệ thống cũng sẽ được Israel dự định sử dụng nhằm chống lại các cuộc tấn công tên lửa.

Theo trang tin TheDrive, màn trình diễn laser cường độ cao được tiến hành bởi đơn vị thử nghiệm tên lửa “Yanat” trực thuộc Không quân Israel (IAF), Ban Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Israel (DDR&D), và nhà thầu quốc phòng Israel Elbit Systems. Một thông cáo báo chí phát hành cùng thời điểm với công bố nêu rõ nhiều phương tiện bay không người lái (UAV) đã bị đón đầu và tiêu diệt phía trên bầu trời khu vực thử nghiệm bằng hệ thống laser trên không mới. Đoạn phim được chia sẻ lên mạng cho thấy hệ thống này được triển khai trên một chiếc máy bay Cessna 208 Caravan, đặt sau một cửa sổ ở mặt trái của thân sau máy bay. Rất ít thông tin chi tiết liên quan khả năng của hệ thống laser này được tiết lộ, nhưng Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển của DDR&D, Brig. Gen. Yaniv Rotem, cho biết hệ thống đã đánh chặn thành công các drone ở khoảng cách hơn 1km.

Các hệ thống laser trên không sở hữu nhiều lợi thế so với các hệ thống laser mặt đất nhờ việc được chuyên chở trên máy bay và do dó có thể nhanh chóng di chuyển giữa các vị trí khác nhau. Điều này giúp tăng tính linh hoạt trong việc phản ứng trước các mối đe doạ UAV ở bất kỳ đâu mà chúng hiện diện, đồng thời mở rộng phạm vi “phủ sóng” của hệ thống ra một khu vực rộng lớn hơn nhiều, đặc biệt khi so với một hệ thống địa tĩnh tương ứng.

Israel vừa bắn hạ loạt drone bằng súng laser cường độ cao trên không - Ảnh 1.

Một hệ thống chống drone trên không cũng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động khí quyển hơn so với các hệ thống mặt đất. Nhìn chung, các loại vũ khí năng lượng điều hướng bằng tia laser có những hạn chế nhất định, như dễ bị tác động bởi các điều kiện khí quyển, mây, và khói. Giống bất kỳ hệ thống vũ khí nào khác, kích cỡ, khối lượng, nhiệt lượng, và cường độ cũng giới hạn đáng kể tính hiệu quả của chúng trước các mối đe doạ khác nhau, hay thậm chí là quy mô triển khai chúng trên các máy bay khác nhau.

Hệ thống laser trên không mới của Israel được cho là có khả năng “can thiệp hiệu quả các mối đe doạ tầm xa ở các độ cao lớn bất kể điều kiện thời tiết”, mặc dù Bộ Quốc phòng Israel trước đó từng cho biết các hệ thống laser không hoạt động tốt trong thời tiết khắc nghiệt hay xuyên qua các đám mây. Dẫu vậy, các hệ thống laser vẫn mang trong mình nhiều ưu điểm so với các hệ thống đánh chặn động lực, cụ thể là chi phí mỗi lần đánh chặn sẽ thấp hơn hẳn dù chi phí đầu tư, nghiên cứu và phát triển ban đầu có khả năng tương đối cao.

Ưu thế về chi phí mỗi lần đánh chặn nêu trên là một lý do quan trọng khiến Israel quyết tâm phát triển hệ thống phòng không laser trên không mới này. Quan chức quốc phòng Benny Gantz nói rằng màn trình diễn của hệ thống mới là “rất đáng chú ý xét cả về tính hiệu quả trong chi phí lẫn khả năng phòng thủ”, và nó “sẽ bổ sung một lớp bảo vệ mới ở phạm vi xa hơn, cũng như trong việc đối phó với một loạt các mối đe doạ – góp phần bảo vệ Nhà nước Israel trong khi đảm bảo tiết kiệm chi phí đánh chặn”.

Dù trong màn trình diễn mới nhất, vũ khí laser cường độ cao của Israel chỉ bắn hạ các UAV, phát biểu của các quan chức Israel – những người tham gia phát triển chương trình – cho thấy hệ thống này còn mang lại một công cụ hoàn toàn mới cho kho vũ khí phòng thủ tên lửa đang được tích luỹ ngày càng nhiều của Israel. Oren Sabag, Tổng giám đốc Elbit Systems Intelligence, Surveillance, Target Accquisition and Reconnaissance (ISTAR) cho biết “việc sử dụng một hệ thống laser cường độ cao để thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn tên lửa và UAV trên không, gần với khu vực phóng và cách xa các trung tâm dân cư, với chi phí thấp, sẽ mang lại một thay đổi đáng kể trong khả năng phòng thủ của Israel”.

Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Israel từng công bố một “đột phá công nghệ” liên quan một hệ thống laser trên không đang được hợp tác phát triển cùng Elbit Systems. Hệ thống này được cho là chỉ tốn 1 USD mỗi lần đánh chặn, so với “hàng chục ngàn đô-la chi phí của mỗi tên lửa đánh chặn Vòm Sắt”. Israel cũng đang nghiên cứu phát triển một loạt các vũ khí laser gắn trên drone và các hệ thống mặt đất khác.

Israel vừa bắn hạ loạt drone bằng súng laser cường độ cao trên không - Ảnh 2.

Hệ thống laser cường độ cao trên không mới của Israel là mảnh ghép giúp hoàn thiện mạng lưới phòng thủ tên lửa đa cấp hiện có của Israel, vốn bao gồm các hệ thống tên lửa đất đối không Iron Dome (Vòm Sắt), Patriot, David’s Sling, và Arrow, cũng như các máy bay chiến đấu và trực thăng có người lái. Nhu cầu phải có một giải pháp đa lớp nhằm đối phó với những mối đe doạ cấp thấp đã thể hiện rõ trong những cuộc xung đột gần đây, khi Israel hứng chịu những cuộc tấn công tên lửa diện rộng liên tục từ phía quân Palestine, đặt Iron Dome trước những bài thử đầy khó khăn.

Iron Dome và tên lửa đánh chặn Tamir của nó được cho là có khả năng bắn hạ drone cùng tên lửa và pháo tầm ngắn, nhưng chưa rõ nó hiệu quả đến mức nào. Trong những cuộc xung đột gần đây nhất, IDF đã bắn hạ một số UAV bay ở dải Gaza, nhưng chưa rõ hệ thống phòng thủ nào đã triển khai các tên lửa đánh chặn kia.

Được biết, Israel đang ngày càng bị tấn công bởi drone nhiều hơn trước, và những mối đe doạ cấp thấp đó liên tục đặt ra những thách thức đối với các hệ thống phòng thủ hiện có, vốn được thiết kế để đánh chặn tên lửa hoặc hoả tiễn đi theo quỹ đạo dự đoán được. Sự xuất hiện của các drone cấp thấp với khả năng thực hiện những cuộc tấn công có định hướng đang trở thành một vấn đề an ninh toàn cầu, và kể cả những drone quy mô tương đối nhỏ cũng có thể gây nên tác động quy mô lớn khi nhắm vào cơ sở hạ tầng hay các mục tiêu giá trị cao.

Có thể thấy được Israel sẽ triển khai nhiều phiên bản tiên tiến hơn của hệ thống này trên bầu trời phía trên các khu vực trọng điểm như Gaza hay dọc biên giới với Lebanon trong thời buổi khủng hoảng, nhằm mang lại khả năng chống drone hiệu quả cao. Tích hợp nó vào một hệ thống không người lái trong tương lai sẽ là một giải pháp lý tưởng, tạo nên một hệ thống phòng thủ drone luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Một điều nữa đáng cân nhắc là một trong những ưu thế của laser là chúng có thể, ít nhất về mặt nguyên tắc, bắn liên tục và vô tận, miễn là có một nguồn điện liên tục và đầy đủ. Điều này cực kỳ quan trọng khi bạn muốn trả lời câu hỏi liệu nó có thể vượt mặt các hệ thống phòng thủ hiện có, như Iron Dome, hay không. Đồng thời, mỗi hệ thống laser riêng biệt chỉ có thể ngăn chặn một mục tiêu một lúc, và sẽ có thể có hiện tượng lag đáng kể giữa giữa những lần đánh chặn riêng rẽ tuỳ thuộc vào quãng thời gian mà laser cường độ cao cần để sạc lại.

Quá trình phát triển hệ thống laser cường độ cao trên không của Israel hướng đến mục tiêu đánh chặn và tiêu diệt các mối đe doạ UAV cho thấy tầm quan trọng của khả năng chống drone trong chiến lược phòng không. Dù các hệ thống laser trên không đã được phát triển và thử nghiệm bởi Không quân Mỹ từ những năm 1980 và đạt được thành công nhất định. Israel là quốc gia đầu tiên thực sự triển khai một hệ thống laser chống drone trên máy bay và phát huy được hiệu quả. Khẳng định mới nhất ca tụng những đột phá công nghệ của Bộ Quốc phòng Israel.

Israel vừa bắn hạ loạt drone bằng súng laser cường độ cao trên không - Ảnh 3.

Điều còn chưa rõ lúc này là hệ thống laser đang được sử dụng thuộc loại nào, và cường độ xuất cũng như những giới hạn khác. Đối với quá trình thiết lập thử nghiệm, nó rõ ràng đã thể hiện hạn chế về phạm vi hoạt động, nhưng điều đó sẽ thay đổi trong tương lai. Chúng ta cũng chưa biết mô hình hoạt động sẽ được thực hiện với hệ thống như thế này. Liệu các cảm biến tích hợp sẽ trên máy bay nhằm cung cấp. Liệu các cảm biến sinh học trên máy bay có thể phát hiện và nhắm các mục tiêu đến từ các nguồn bên ngoài hay không? Chưa hết, loại nền tảng nào sẽ là nơi bộ phận laser này thực hiện nhiệm vụ đầu tiên?

Không quân Mỹ vẫn lên kế hoạch triển khai thiết bị laser nhưng hệ thống này trên tàu chiến AC-130, nhưng hệ thống này đang được cân nhắc để trang bị cho các hệ thống đất đối không. Đồng thời, một động thái tham vọng hơn nhiều là đặt một hệ thống phòng thủ laser có vẻ bảo vệ trên một máy bay chiến đấu. Nhưng hướng đi của Israel nhằm mang lại khả năng chống drone với một hệ thống laser trên không, thứ mà Hải quân Mỹ chưa từng sử dụng trong một sứ mệnh thực thụ nào, lại khá phức tạp.

Dẫu vậy, vẫn có những thách thức còn tồn tại trước mắt. Sẽ rất thú vị khi chứng kiến IAF và các đơn vị nghiên cứu của họ vượt qua được những thách thức mà họ đang cố để đưa hệ thống laser vào các nhiệm vụ thực thụ.

Tham khảo: TheDrive

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk