IBM tiếp tục đẩy mạnh đa đám mây cho doanh nghiệp bằng các công cụ tự động hóa, mở rộng ServiceNow

Linh Le

IBM reinforces enterprise multicloud growth with automation tools, ServiceNow expansion

IBM đang tìm cách hỗ trợ khách hàng chuyển sang môi trường đa đám mây dễ dàng hơn bằng cách thêm các công cụ tự động hóa vào các dịch vụ đám mây của mình và đồng thời cũng đang mở rộng mối quan hệ với các chuyên gia về di chuyển đám mây ServiceNow.

Động lực thúc đẩy IBM thực hiện hai hành động này là nhằm giúp khách hàng đơn giản hóa những tác vụ có thể gây ra khó khăn như việc chuyển các ứng dụng mới và ứng dụng kế thừa sang môi trường đa đám mây dựa trên dịch vụ đám mây của IBM hoặc các dịch vụ khác như Amazon Web Services, Google Cloud, Microsoft Azure và Red Hat .

Trên cơ sở dịch vụ mới, IBM cho biết họ sẽ mua Red Hat – nhà tiên phong trong lĩnh vực phần mềm nguồn mở bằng việc mua lại cổ phiếu trị giá 34 tỷ USD. Đối với IBM, thỏa thuận này có thể mang lại nhiều ý nghĩa như có thể giúp họ xây dựng một doanh nghiệp phần mềm và nguồn mở lớn hơn, nhưng tác động chủ yếu hơn cả là đưa Big Blue trở thành nhà cung cấp đám mây lai sánh ngang với các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của họ là Google, Amazon và Microsoft. Gartner dự báo thị trường sẽ đạt giá trị 240 tỷ đô la vào năm tới.

Một quy trình đám mây điển hình đòi hỏi phải lưu trữ lại dữ liệu, tái lập nền tảng và tái kiến ​​trúc nhưng những việc này có thể mất vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng và khối lượng ứng dụng cần di chuyển. Khi tạo ra các môi trường lai và đa đám mây, các công ty phải đối mặt với thách thức cần phải di chuyển và quản lý khối lượng dữ liệu, dịch vụ và quy trình công việc cao mà không gây gián đoạn công việc kinh doanh, IBM nói.

Chính vì lý do đó, các dịch vụ hỗ trợ mới đã xuất hiện. IBM đã triển khai các tính năng tự động hóa mới cho dịch vụ Cloud Migration Factory nhằm giúp khách hàng giảm thời gian di chuyển và hiện đại hóa các ứng dụng để triển khai đa đám mây hoặc đám mây lai. Cloud Migration Factory của IBM thường xử lý xác thực dữ liệu bao gồm thông tin về môi trường nguồn, thiết lập máy chủ di chuyển, kho lưu trữ máy chủ, thông số kỹ thuật, ứng dụng, thông tin truy cập và tạo kế hoạch di chuyển.

Theo IBM, bộ công cụ mới bao gồm các thuật toán “có nguồn gốc từ nhiều năm thực hiện di chuyển và hiện đại hóa phức tạp giúp cải thiện độ chính xác của kế hoạch và giảm rủi ro bằng cách phát hiện ra thành phần phụ thuộc và các thách thức về kỹ thuật và quy trình sớm hơn trong vòng đời của sản phẩm.” Công ty cũng cho biết, với các khả năng này, Cloud Migration Factory cho phép áp dụng đám mây một cách mượt mà và nhanh hơn trên nhiều nền tảng.

Với mục đích giúp người dùng dễ dàng chuyển sang môi trường lai và đa đám mây, IBM đã mở rộng quan hệ dịch vụ của mình với ServiceNow. Hai công ty đã hợp tác vào năm 2017 với kế hoạch kết hợp nền tảng tự động hóa dịch vụ dựa trên đám mây của ServiceNow và các sản phẩm và dịch vụ đám mây của IBM.

Thông báo được đưa ra vào hôm nay là kết quả của sự kết hợp giữa Nền tảng quản lý đa đám mây (Multicloud Management Platform) do IBM vừa ra mắt gần đây với các dịch vụ Quản lý dịch vụ CNTT và Quản lý hoạt động CNTT của ServiceNow.

Được công bố vào tháng 10, Trình quản lý đa đám mây (Multicloud Manager) dựa trên Kubernetes của IBM chạy trên nền tảng cũ của công ty IBM Cloud Private nhưng cho phép khách hàng quản lý và tích hợp khối lượng công việc trên các đám mây từ các nhà cung cấp khác như Amazon, Microsoft và Red Hat. Trọng tâm của Trình quản lý đa đám mây là giao diện bảng điều khiển để quản lý hàng ngàn ứng dụng Kubernetes và khối lượng dữ liệu khổng lồ bất kể là công ty/tổ chức nằm ở đâu.

IBM cho biết quan hệ đối tác ServiceNow mở rộng sẽ cho khách hàng các lợi ích sau:

  • Phát triển ứng dụng và các dịch vụ nhanh chóng và toàn diện để quản lý vòng đời đám mây và tài nguyên kinh doanh.
  • Khả năng quản lý môi trường đám mây không đồng nhất nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn và có tính nhất quán cao hơn.
  • Quan sát các hoạt động đa đám mây tốt hơn để quản lý tình trạng dịch vụ và giúp tối ưu hóa việc phân phối dịch vụ với chi phí thấp nhất.
Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.networkworld.com