How to Optimize React Hooks Performance – Tối ưu hiệu năng khi sử dụng React Hooks

Tram Ho

Bài gốc : https://rahmanfadhil.com/optimize-react-hooks/


Kể từ version 16.8, React giới thiệu một feature mới gọi là React Hooks. Một cách ngắn gọn nhất, React Hook là phiên bản nâng cấp của function component, cho phép function component sử dụng các tính năng mà trước đó chỉ class component mới có như life cycle hooks, state.

Nhưng như trong phim kiếm hiệp hay có câu, thanh gươm càng có nhiều sức mạnh thì càng khó điều khiển, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem, làm thể nào để điều khiển được thanh gươm React Hooks này một cách hiệu quả nhất.

Getting started

Đầu tiên, tạo một project mới hoàn toàn sử dụng Create React App

Sau đó, viết lại toàn bộ file App.js như sau:

Trong App component, chúng ta có một thẻ input, với giá trị được điều khiển bởi biến value được tạo ra bởi useState hook. Đồng thời, chúng ta cũng cho hiển thị Counter component được import từ ./Counter.js, giờ thì hãy tạo ra Counter component:

Trong Counter component này, chúng ta sẽ có một counter state, nó sẽ tăng lên mỗi lần chúng ta nhấn nút Increase Counter, và một renders ref để “keep track” số lần component của chúng ta được re-render, hay nói cách khác là cái đống bên trong return được chạy lại.

Nói thêm về việc sử dụng useRef ở đây, sẽ có nhiều bạn cũng như mình khi lần đầu nhìn thấy cái useRef này, chắc chắn sẽ thắc mắc và tự hỏi tại sao lại dùng useRef. Thì câu trả lời là do chúng ta muốn tính số lần re-render của component, và useRef cho chúng ta chính xác cái chúng ta đang cần. Vì khi thay đổi giá trị của .current của ref, nó sẽ không trigger việc re-render. Các bạn có thể đọc thêm về đặc điểm này của useRef tại useRefIs there something like instance variables?

The unnecessary rerender

Bây giờ, các bạn thử yarn start để chạy ứng dụng lên, ta sẽ thấy mỗi lần nhấn nút “Increase Counter”, con số counter sẽ đúng bằng số lần render. Điều này có nghĩa là Counter component sẽ được re-render (hay nói cách khác là cái đống jsx trong return được chạy lại) mỗi khi state thay đổi.

(NOTE: Nhớ bỏ đi React.StrictMode ở file index.js, vì nó sẽ khiến component render twice)

Nhưng, khi ta gõ vào ô input của App component, ta thấy con số renders vẫn tăng lên. Điều này có nghĩa là Counter component cũng sẽ re-render mỗi khi cái state của ô input ở App componnet thay đổi, điều này là không cần thiết vì chẳng có gì ta muốn thay đổi bên trong Counter component.

Chạy lại đống code trong Counter component là không cần thiết, vậy thì làm sao để ta có thể tránh việc này ?

Memoizing components

Từ phiên bản 16.6, ta có thêm React.memo có tính năng tương tự PureComponent hay shouldComponentUpdate bên class component, nhưng React.memo là cho function component. Mấy thứ fancy stuffs này mục đích sử dụng chủ yếu để optimize performance, nghĩa là nó sẽ giúp ta giảm số lần render. Nghĩa là nó chỉ render khi mà input prop có thay đổi, còn nếu giống thì nó sẽ tự “bail out”. Nói tới đây, thì các bạn có thể nghiên cứu thêm về cơ chế mà React quyết định như nào là giống, như nào là khác, nghĩa là thuật toán nó dùng để so sánh props để xác định có sự thay đổi.

Bây giờ chúng ta hãy thử dùng React.memo để bọc cái Counter của chúng ta lại.

Đơn giản, dễ xài! Giờ thử mở app của chúng ta lên, và ta sẽ thấy Counter component sẽ không re-render mỗi khi ta nhập vào ô input.

Khi ta truyền một prop vào memoried component, thì memoried component này sẽ kiểm tra xem là prop có thay đổi hay không để quyết định có re-render component hay không. Để kiểm tra tính năng này, hãy thử truyền một prop vào Counter component.

Ở đây, chúng ta đang truyền greeting prop vào Counter component. Nếu bạn chạy lại app, nó sẽ vẫn như khi vừa nãy. Bởi vì memoried component sẽ chỉ cập nhật lại khi prop thay đổi.

Memoizing functions

React.memo is awesome, nhưng nó cũng có nhược điểm. Nó sẽ hoạt động tốt với các kiểu dữ liệu như string, number, boolean. Còn với objects và functions, nó sẽ không đủ thông minh để kiểm tra chính xác sự thay đổi.

Ở đây ta đang truyền cho Counter hai prop mới, một function và một object. Và lúc này, mỗi khi ta nhập vô ô input của App component, thì Counter component của chúng ta lại re-render. Điều này đồng nghĩa, với mỗi lần chạy, props đi vào Counter component là một function và một object khác nhau. Props thay đổi nên component re-render.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể sử dụng useCallback, để memoize cái function trước khi pass xuống cho Counter component. Cái memozied version của cái function sẽ chỉ thay đổi khi mà một trong các dependencies thay đổi. Hãy sửa code trong App.js lại như sau:

Phương pháp này sẽ rất hữu ích khi chúng ta có nhiều hơn một state hook. Cái memoized function sẽ chỉ được chạy lại khi mà cái chosen state bị thay đổi. Để minh họa cho điều này, hãy thêm vào một ô input nữa:

Bây giờ, khi ta nhấn vô ô input mới, cái Counter component sẽ không re-render, bởi vì chúng ta đã chỉ ra trong cái [] dependencies là nó chỉ phụ thuộc vào gia trị value, nó chỉ được chạy lại khi mà cái giá trị đó thay đổi, còn những giá trị khác thay đổi thì mặc kệ.

Memoizing objects

Tới đây, chúng ta đã biết cách memoize các function, nhưng còn một thứ nữa chúng ta nên biết về momoizing.

Hiện tại, cái Counter component của chúng ta vẫn bị re-render mỗi khi state thay đổi. Đó là bởi vì cái myObject prop vẫn chưa được memoized. Chúng ta có thể sử dụng useMemo để memoize tất cả các giá trị (bao gồm cả objects) bằng cách truyền vào một “create” function và một mảng các dependencies. Cái giá trị được tính toán ra sẽ chỉ được tính toán lại khi mà một trong các dependencies thay đổi (giống hệt như useCallback ở trên).

Conclusion

Bằng cách áp dụng các phương pháp này, chúng ta sẽ có thể passs props vào một memozied component một cách tối ưu nhất.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo