Hiệp định TPP mang đến lợi ích cho các công ty gia công phần mềm

Ngoc Huynh

Hiện tại các công ty gia công phần mềm của Việt Nam đã có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn ở nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long – CEO của công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết, TPP sẽ tạo điều kiện cho các công ty phần mềm Việt Nam mở rộng thị trường, do Trung Quốc và Ấn Độ – đây là những đối thủ lớn của Việt Nam, không tham gia vào hiệp ước thương mại TPP.

Ông Long đã tham gia thảo luận về các cơ hội mà các công ty phần mềm Việt Nam có được tại hội nghị VNITO 2015 vào tuần trước. Ông cho biết hội nghị VNITO 2015 được tổ chức ngay sau khi Bộ trưởng thương mại của 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương ký hiệp định TPP và Hiệp định này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các công ty Việt Nam trong lĩnh vực CNTT.

Tuy nhiên, ông Long cho biết với TPP, các doanh nghiệp phần mềm trong nước phải tuân theo những nguyên tắc khắt khe bao gồm các nguyên tắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, và điều này có thể sẽ là một thử thách lớn dành cho các công ty trong nước.

Ngoài ra, bà Yuko Adachi đến từ công ty tư vấn Gartner cũng cho rằng Việt Nam đã được đánh giá là một thị trường mới nổi bậc nhất về gia công phần mềm ở châu Á cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia.

Theo Gartner, một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Bangladesh và Thái Lan cũng đang có sự tăng trưởng nhanh chóng về gia công phần mềm. Tuy nhiên, Việt Nam đã chứng tỏ được tính cạnh tranh cao của mình trong khu vực.

Theo một báo cáo của Gartner vào năm 2014, Việt Nam lọt vào tốp 10 quốc gia ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và tốp 30 trên thế giới về gia công phần mềm.

Ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc của KPMG Việt Nam tỏ ra lạc quan về tiềm năng phát triển của ngành CNTT Việt Nam.

Gần đây KPMG đã thực hiện một cuộc khảo sát dành cho các giám đốc và đại diện đến từ các công ty gia công phần mềm lớn cho thấy, có khoảng 70% trong số 80 người được hỏi cho biết họ mong đợi sự phát triển sẽ là 20% vào năm tới.

Trong khi đó, ông Hoàng Nam Tiến – chủ tịch của FPT Software cho rằng, lợi thế của các công ty phần mềm Việt Nam là khả năng tiếp thu nhanh các công nghệ mới và các xu hướng công nghệ trên thị trường toàn cầu.

Đó là lý do tại sao FPT Software đã triển khai thành công một số dịch vụ và giải pháp dựa trên nền tảng điện toán đám mây dành cho các khách hàng nước ngoài.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/