Hé lộ “mẹ đẻ” của ChatGPT, không phải Sam Altman như nhiều người nghĩ

Tram Ho

Trong một bài phỏng vấn các nhân sự cấp cao của OpenAI trong đó có CEO Sam Altman, tạp chí TIME đã gọi Mira Murati là “creator”, người đã tạo ra ChatGPT. Thông thường trong các công ty, CEO là người phụ trách vận hành chung, còn CTO hay giám đốc kỹ thuật là người đứng đầu đội ngũ thiết kế, kỹ sư và kỹ thuật trực tiếp tạo ra sản phẩm.

Theo TIME, Murati lãnh đạo nhóm phát triển DALL-E, AI để tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên văn bản và ChatGPT, chatbot AI gây sốt vì có thể trả lời lưu loát các câu hỏi phức tạp. DALL-E và ChatGPT cũng là 2 sản phẩm AI được quan tâm nhất của công ty nghiên cứu OpenAI.

ChatGPT đã thu hút được sự chú ý của công chúng khi phát hành vào cuối tháng 11. Với sự bùng nổ của chatbot này, Microsoft thông báo sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI. Chatbot này đã khiến Google  phải “Báo động đỏ” (Code Red) cho toàn công ty công ty vì ChatGPT đang trở nên quá bùng nổ trên toàn cầu.

Đây giống như các cuộc cách mạng khác mà chúng ta đã trải qua, sẽ có những công việc mới và một số công việc sẽ bị mất đi“, Murati chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Trevor Noah năm 2022. Tuy nhiên CTO OpenAI cho biết cô khá lạc quan về tác động của AI trong cuộc sống.

Hé lộ "mẹ đẻ" của ChatGPT, không phải Sam Altman như nhiều người nghĩ - Ảnh 1.

Theo Google Trends, trong cả tháng 1, ChatGPT đã vượt qua Bitcoin, trở thành cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất. Tất cả sự chú ý đều đổ dồn vào công ty start có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) với với 375 nhân viên và và được định giá khoảng 30 tỷ USD.

Chính “mẹ đẻ” của OpenAI cũng không ngờ ChatGPT sẽ được chào đón và bùng nổ như vậy. 2 tháng sau khi ra mắt, ChatGPT đã có 100 triệu người dùng, theo dự liệu từ UBS.

Murati cho biết, điểm yếu lớn nhất của ChatGPT chính là tiềm năng chưa được khai thác của phần mềm và đó là lý do tại sao đã đến lúc chuyển sang điều chỉnh AI.

Khi được hỏi về tác động bước ngoặt của ChatGPT, Murati không nhắc đến những vấn đề chatbot này có thể xử lý nhưng nhấn mạnh về việc công cụ này sẽ cải thiện cách giáo dục.

Murati chia sẻ: “Chẳng hạn, một lớp học có 30 học sinh, mỗi người có nền tảng và cách học khác nhau nhưng đều chung một chương trình giảng dạy. Với các công cụ như ChatGPT, chúng ta có thể đào tạo mô hình để chúng thiết kế chương trình phù hợp với trình độ của từng người“. Tuy nhiên, CTO OpenAI lưu ý AI vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, và chưa thể chắc chắn nó sẽ có thể giải quyết những vấn đề gì.

Nói về điểm yếu lớn nhất của ChatGPT, Murati cho rằng, chatbot này vẫn còn cung cấp thông tin sai và bịa đặt thông tin. “Đây thực sự là thách thức chính trong thời gian tới. Chúng tôi chọn cách giao tiếp với AI là đối thoại cũng để người dùng có thể phản hồi những thông tin không chính xác đến từ công cụ này“, Murati nói.

Cô cho biết vấn đề quan trọng nhất bây giờ là cách con người quản lý công nghệ này trên toàn cầu. “Làm thế nào để quản lý việc sử dụng AI theo cách phù hợp với các giá trị của con người? AI có thể bị dùng sai cách hoặc bị dùng bởi kẻ xấu“, Murati nói.

CTO OpenAI cũng chia sẻ rằng, đây là công việc mà những công ty như OpenAI cần phải làm. “Nhưng chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ trong xã hội. Đề có thể quản lý và sử dụng AI một cách phù hợp nhất, cần phải có nhiều hơn hệ thống công nghệ, chúng tôi cần cả các cơ quan quản lý và chính phủ“.

Mira Murati tốt nghiệp Dartmouth College Hanover, sau đó là trợ giảng tại Thayer School Of Engineering thuộc Dartmouth College. Cô từng là chuyên viên phân tích cho Goldman Sachs chi nhánh Tokyo và là kỹ sư cho Zodiac Aerospace.

Trước đấy, Murati đã có 3 năm làm việc tại Tesla với vị trí Quản lý sản phẩm cấp cao cho Model X và là Phó Chủ tịch sản xuất và kỹ thuật cho Leap Motion.

Từ năm 2018, Murati chuyển sang OpenAI và là Phó Chủ tịch bộ phận trí tuệ nhân tạo ứng dụng cho OpenAI. Từ tháng 5/2022, Murati chính thức đảm nhận vị trí CTO (Giám đốc công nghệ) của OpenAI.

Tham khảo: TIME

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk