Hacker có thể thay Donald Trump báo động giả đến người dân

Tram Ho

Các nhà nghiên cứu cho biết tin tặc có thể làm giả tin nhắn của tổng thống Mỹ rồi gửi tới hàng chục nghìn điện thoại.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado Boulder, hệ thống gửi tin nhắn cảnh báo khẩn cấp của Tổng thống Mỹ có thể bị hack. Họ đã ngay lập tức thông báo phát hiện mới cho chính phủ nhằm tìm giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia.

Cảnh báo khẩn cấp không giây (WEA) của Mỹ là hệ thống có thể gửi tin nhắn tới từng khu vực cụ thể hoặc trên toàn quốc trong các trường hợp khẩn. Đó có thể là về một vụ mất tích, cảnh báo thảm họa thiên nhiên hay tin nhắn của tổng thống về tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Hacker co the thay ong Trump bao dong gia den nguoi dan hinh anh 1

Thông báo khẩn cấp của tổng thống Mỹ có thể bị làm giả. Ảnh: TASS.

Mới đây, Đại học Colorado Boulder tuyên bố tin nhắn cảnh báo của tổng thống Mỹ có thể bị làm giả. Nghiên cứu cho biết, họ đã tìm thấy một cửa hậu cho phép tin tặc bắt chước các cảnh báo quốc gia và gửi tin nhắn giả tới khu vực dân cư nhất định.

“Quá trình gửi tin nhắn của chính phủ tới các tháp di động cơ bản là an toàn. Nhưng có lỗ hổng lớn khi tín hiệu truyền từ tháp di động tới người dân”, Sangtae Ha thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển phần mềm bắt chước định dạng cảnh báo của tổng thống, sau đó sử dụng máy phát không dây (có bán trên thị trường) để gửi tin nhắn. Hệ thống giả này có thể tiếp cận thành công đến 90% số điện thoại mục tiêu.

“Chúng tôi chỉ cần phát tin nhắn đó vào đúng tần số là có thể gửi tới smartphone của người dân”, Sangtae Ha chia sẻ. Ông cho biết thêm, nhóm nhóm của mình đã gửi thành công tới hàng chục nghìn điện thoại. Nghiên cứu được thử nghiệm trên cả iPhone X và Samsung Galaxy S8. Hiện cơ quan chức năng của Mỹ chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào.

Hacker co the thay ong Trump bao dong gia den nguoi dan hinh anh 2

FEMA từng gửi tin nhắn tới toàn bộ người dân Mỹ. Ảnh: CNET.

Vào tháng 10 năm 2018, Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA) đã gửi tin nhắn tới tất cả người dân Mỹ để kiểm tra hệ thống. Với WEA, bất kỳ ai có dịch vụ di động đều nhận được nội dung “Đây là cuộc kiểm tra hệ thống cảnh báo khẩn cấp không dây quốc gia. Bạn không cần thực hiện hành động nào cả”.

Trên thực tế, WEA từng gặp sự cố gây hoang mang dư luận. Ngày 13/1/2018, người dân Hawaii có một phen “hú vía” vì cảnh báo về nguy cơ tên lửa đạn đạo đang đến gần. Tin nhắn còn kêu gọi tất cả hãy tìm nơi trú ẩn vì đây không phải là cuộc tập trận.

Tuy nhiên ngay sau đó, văn phòng quản lý tình trạng khẩn cấp Hawaii đã lên tiếng xác nhận không có mối đe dọa tên lửa nào và cho biết đó là sai sót do con người. Cụ thể, nhân viên trực đã bấm nhầm nút gây ra sự cố ngoài mong đợi. Cảnh báo giả được gửi đến điện thoại người dân, đài phát thanh và truyền hình địa phương.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : ZingNews