Google giới thiệu dịch vụ cơ sở dữ liệu SQL đám mây nhanh hơn và linh hoạt hơn

Ngoc Huynh

Cloud SQL là dịch vụ dữ liệu MySQL cao cấp dựa trên Cloud Platform (nền tảng đám mây), sẽ có sự nâng cấp quan trọng vào hôm này với phiên bản beta thế hệ thứ hai của dịch vụ.

Thế hệ Cloud SQL ban đầu đã được ra mắt vào năm 2011 và tung ra bản chính thức vào hơn 2 năm sau. Google cho biết sau bản cập nhật của ngày hôm nay, Cloud SQL sẽ đề cao năng suất tức là sẽ nhanh hơn gấp 7 lần so với phiên bản ban đầu và dịch vụ sẽ có thể tăng cường 10TB dữ liệu, 15.000 IOPS, và RAM 104GB cho mỗi trường hợp, khác hoàn toàn so với thế hệ thứ nhất.

Với bản cập nhật này, Google cũng đang có kế hoạch thay đổi mức giá dành cho Cloud SQL. Bây giờ dịch vụ sử dụng chúng các trường hợp như Compute Engine và bởi vì điều này, nên cũng sẽ chú trọng các mức giá sử dụng duy trì của Google. Điều này sẽ giảm giá hơn 25% cho bạn khi chạy một máy chủ vào bất kỳ tháng nào.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn phiên bản beta, mọi người sẽ nhận được giảm giá đầy đủ, dù cho họ sử dụng các server bao lâu đi chăng nữa.

Dưới đây là toàn bộ các thông số kỹ thuật của phiên bản mới:

Google cho biết bước lặp lần thứ hai này của dịch vụ xây dựng dựa trên các cải tiến toàn diện mà hãng đã thực hiện với Cloud Platform. Mặc dù điều này có nghĩa là tăng tốc hơn, nhưng nó cũng có nghĩa là linh hoạt hơn để các lập trình viên có thể tăng cường dịch vụ để xử lý ngay cả nhiều dữ liệu hơn nữa.

Hiện tại phiên bản mới cũng thêm chuyển đổi dự phòng High Availability và đọc chọn lựa kiến trúc nhân bản, cũng như các giai đoạn sao lưu cấu hình và maintenance window (đây là khoảng thời gian được định trước bởi các nhân viên kỹ thuật, trong quá trình bảo dưỡng phòng ngừa mà có thể gây ra sự gián đoạn của dịch vụ có thể được thực hiện)

Các lập trình viên có thể kết nối các cơ sở dữ liệu này từ bất kỳ nơi nào, bao gồm Compute Engine các workstation của Google. Tuy nhiên, người dùng của App Engine sẽ phải đợi một thời gian nữa mới có thể kết nối với phiên bản mới.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://techcrunch.com/