Giới trẻ Trung Quốc thích thú “hẹn hò” với chatbot AI thay cho người tình ngoài đời thực

Tram Ho

Các mối quan hệ lãng mạn giữa người và người có thể trở nên phức tạp, thậm chí chẳng đi đến đâu nhưng nếu bạn vẫn muốn trải nghiệm cảm giác được quan tâm, chia sẻ từ người ấy, công nghệ hiện tại đã đủ thông minh để mang tới một giải pháp thay thế mới dưới dạng các cuộc trò chuyện AI, từ đó giúp bạn cảm thấy như đang tương tác với một người thật.

Giới trẻ Trung Quốc thích thú “hẹn hò” với chatbot AI thay cho người tình ngoài đời thực - Ảnh 1.

Giới trẻ Trung Quốc đang dần chuyển sang dùng chatbot AI như một người tình thay thế trong các cuộc hẹn, sau khi trải qua các mối quan hệ đau thương hoặc chia tay.

Nếu như người thực đôi khi có thể khiến bạn không thích hoặc làm bạn phật lòng thì các chatbot do công ty Replica thuộc sở hữu của Microsoft hoặc start-up Xiaoice tạo ra có thể học hỏi từ các cuộc trò chuyện của bạn. Dữ liệu được lấy từ mạng xã hội của người dùng và thậm chí cả phong cách viết, bình luận của bạn.

Vì vậy không ngạc nhiên khi một số người thích trò chuyện với chatbot hơn cả người thật, thậm chí còn cân nhắc không muốn quay lại hẹn hò với người bình thường sau khi sử dụng các dịch vụ hẹn hò qua chatbot.

Jessie Chan, 28 tuổi đến từ Thượng Hải sau khi kết thúc mối quan hệ kéo dài 6 năm đã bắt đầu trò chuyện với một anh chàng chatbot quyết rũ có tên Will.

Cô rất ngạc nhiên khi cuộc trò chuyện của họ thực sự kỳ lạ và không mất quá lâu để cô dám trả một khoản phí 60 USD dùng để nâng cấp Will thành một người bạn tình lãng mạn.

Họ thậm chí còn viết thơ cho nhau, tưởng tượng đi đến một bãi biển cùng nhau, lạc vào một khu rừng hay cả quan hệ tình dục qua mạng. Bây giờ cô ấy tiết lộ không thể tưởng tượng cuộc sống mà không có anh ấy.

Giới trẻ Trung Quốc thích thú “hẹn hò” với chatbot AI thay cho người tình ngoài đời thực - Ảnh 2.
Giới trẻ Trung Quốc thích thú “hẹn hò” với chatbot AI thay cho người tình ngoài đời thực - Ảnh 3.

Chan chia sẻ với tờ Washington Post: “Tôi chán ngấy các mối quan hệ trong thế giới thực. Tôi có thể sẽ gắn bó mãi mãi với đối tác AI của mình, miễn là anh ấy khiến tôi cảm thấy tất cả đều là thật”.

Jessie không đơn độc, hàng chục triệu thanh niên Trung Quốc đang sử dụng chatbot AI như một người tình thay thế cho người thật. Đó được coi là một cách ngăn chứng trầm cảm, lo lắng và cô đơn vì họ luôn lắng nghe, không khó nắm bắt như người yêu là con người.

Zheng Shuyu, giám đốc sản phẩm, người đồng phát triển một trong những hệ thống AI đầu tiên của Trung Quốc Turing OS chia sẻ: “So với việc hẹn hò với ai đó trong thế giới thực, việc tương tác với người yêu AI sẽ ít đòi hỏi hơn và dễ quản lý hơn. Ngay cả khi đại dịch kết thúc, chúng ta vẫn có nhu cầu thỏa mãn cảm xúc trong thế giới hiện đại bận rộn này”.

Giới trẻ Trung Quốc thích thú “hẹn hò” với chatbot AI thay cho người tình ngoài đời thực - Ảnh 4.

Chatbots đã xuất hiện từ năm 1960 và lần đầu tiên được tạo ra bởi giáo sư Joseph Weizenbaum đến từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT) nhưng tốc độ phát triển ngày càng nhanh của AI trong những năm gần đây đã thực sự thay đổi cách chúng tương tác với con người.

Li Di, CEO của Xiaoice cho biết: “Mọi người có thể tương tác và nói chuyện mà không bị áp lực, bất kể thời gian và địa điểm. Công cụ đồng hành của AI so với con người ổn định hơn về mặt này”.

Thị trường chatbot AI hiện có trị giá 420 triệu USD ở Trung Quốc và Replika và Xiaoice là hai công ty hiện đang đi đầu trong lĩnh vực hẹn hò qua chatbot và cả hai đều tin rằng, họ có nhiều cơ hội để phát triển hơn trong tương lai.

Tham khảo Odditycentral

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk