Trang Chủ

Giới thiệu và cài đặt Kong làm API Gateway cho hệ thống Microservices

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu về Kong API Gateway và chạy Kong API Gateway trên Docker.

Tại sao lại là Kong?

Giới thiệu

Kong là một open-source API Gateway và platform, Kong được viết bằng ngôn ngữ Lua và xây dựng trên NGINX. Kong hỗ trợ nhiều plugins giúp cho việc triển khai microservices dễ dàng hơn như authentication, rate-limiting, transformation, logging,… Mình có thể tự viết plugins cho Kong bằng Lua tùy vào nhu cầu sử dụng.

Ưu điểm của Kong

Khả năng mở rộng dễ dàng

Kong server là stateless, chúng ta có thể thêm hoặc xóa bao nhiêu nodes tùy ý, miễn là chúng trỏ vào 1 datastores. Kong Datastore có thể chọn 1 trong 2 loại DB

Hiệu năng khủng

Trong các bài test performance thì Kong là một trong những API Gateway có hiệu năng cao nhất, nó có thể xử lý được một lượng rất lớn requests / s

Nhiều plugins

Kong hỗ trợ rất nhiều plugins tùy vào chức năng như authen, logging, traffic control, analytics & monitoring…giúp quản lý cũng như theo dõi các microservices được hiệu quả và dễ dàng hơn thay vì chỉ đảm nhận mỗi việc routing requests.

Miễn phí

Kong có 2 phiên bản là Community và Enterprise. Bản Enterprise thì hỗ trợ nhiều thứ hơn như Kong Admin GUI, hỗ trợ trực tuyến, sử dụng các Plugins Enterprises và tất nhiên là nó phải mất tiền, nhiều tiền là đằng khác. Tuy nhiên với nhu cầu sử dụng bình thường thì bản miễn phí của nó là Community là đủ dùng rồi, và ta có thể sử dụng Konga để quản lý và config Kong bằng GUI thay cho việc gửi request tới Kong Admin (Kong Commnity không có GUI, chỉ bản Enterprise mới có)

Cài đặt

Kong hỗ trợ rất nhiều nền tảng để có thể cài đặt lên như Ubuntu, Centos, Red Hat, Kubernetes, Docker…cụ thể hơn, bạn có thể vào đây để tải phiên bản phù hợp với mình.

Kong on Docker

Việc cài đặt Kong có hướng dẫn rất đầy đủ và chi tiết trên trang chủ, chúng ta sẽ phải cài đặt Kong ServerKong DatastoreKonga để quản lý Kong, Database cho Konga, khá là nhiều thứ, để dễ dàng hơn cho mọi người thì mình sẽ cung cấp “Kong ăn liền” trên Docker bằng việc sử dụng docker-compose. Tất cả những gì bạn cần là một máy tính có cài Docker , docker-compose và mạng internet.

docker-compose.yml

Giải thích các services được sử dụng ở trong docker-compose file và cách tùy chỉnh

Cài đặt Kong

Clone file docker-compose trên

Change directory tới thư mục chứa docker-compose file

Chạy docker-compose

Chúng ta sẽ đợi 1 lát để cho các services được chạy xong, kiểm tra thử xem Kong đã được chạy thành công bằng cách gửi thử request tới Kong Admin

Tiếp theo ta vào Konga (port 1337) để bắt đầu sử dụng Kong bằng cách sử dụng trình duyệt và vào địa chỉ http://localhost:1337. Konga sẽ yêu cầu chúng ta tạo tài khoản Admin để sử dụng 

Sau khi tạo xong tài khoản và đăng nhập, việc đầu tiên chúng ta cần làm sẽ là kết nối Konga với Kong Server thông qua Kong Admin bằng cách điền vào form, với Kong admin url là địa chỉ của Kong admin, trong trường hợp này chúng ta sẽ phải sử dụng địa chỉ mạng nội bộ của máy đang sử dụng thay vì localhost vì Konga đang được chạy ở trong Docker container. Để kiểm tra địa chỉ của máy, ta có thể sử dụng lệnh ifconfig(với Unix, đã cài nettools). Máy của mình là 192.168.5.14 

Sau khi create connection, chúng ta đã có thể quản lý Kong server từ Konga.

Tổng kết

Trong bài viết lần này, mình đã giới thiệu một API Gateway rất thông dụng và mạnh mẽ hiện nay là Kong API Gateway và cách cài đặt nó chạy trên Docker. Bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách config và sử dụng Kong để quản lý hệ thống microservices một cách hiệu quả.

Chia sẻ bài viết ngay