“Giật mình” khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người

Tram Ho

Face Depixelizer là một công cụ cho phép bạn tạo ra những bức ảnh sắc nét từ các bức ảnh độ phân giải rất thấp bằng AI. Công cụ này được sử dụng trong ảnh chân dung và bức ảnh chất lượng cao cuối cùng sẽ được AI tạo ra bằng cách dựa trên những gì nó nghĩ là phù hợp thông qua các thuật toán phức tạp.

Dù công cụ này vốn tạo ra để chuyển hóa chân dung con người, nhưng chắc chắn là với một thứ tuyệt vời như vậy thì sẽ có người dùng nó cho… các nhân vật game, cụ thể là những nhân vật từ các game ngày xưa có lượng pixel thấp. Ngoài game thì Face Depixelizer còn được dùng thử trên emoji, hay các ảnh chất lượng cực thấp đến mức không dễ nhận ra được đó là gì.

AI sẽ quyết định việc chuyển đổi, dẫn đến một số kết quả rất thú vị.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 1.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 2.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 3.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 4.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 5.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 6.

Công cụ này được tạo ra bởi Alex Damian và các cộng sự của anh, và Denis Malimonov giúp cung cấp một giao diện dễ sử dụng thông qua Google Colaboratory.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 7.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 8.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 9.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 10.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 11.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 12.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 13.

Công cụ này dựa trên nghiên cứu “PULSE: Self-Supervised Photo Upsampling via Latent Space Exploration of Generative Models”. Cách thức hoạt động của thuật toán là AI nhận được một hình ảnh độ phân giải cực thấp, nó so sánh hình ảnh đó với một loạt các bức ảnh chân dung có chất lượng tốt và giảm pixel các ảnh chân dung đó xuống chất lượng cần thiết để tìm ra bức ảnh trông giống nhất với bức ảnh gốc. Khi tìm thấy bức ảnh nó cho là đúng, nó sẽ thêm một số bộ lọc và điều chỉnh để làm cho ảnh trông giống như bản gốc hơn.

"Giật mình" khi AI biến chân dung nhân vật độ phân giải thấp thành người - Ảnh 14.

AI sử dụng mạng lưới nơ-ron dựa trên CelebA-HQ còn khá nhiều hạn chế, chỉ có 7000 khuôn mặt và hầu hết là của người da trắng, trong khi đó, người châu Á, da đen và Ấn Độ chỉ khoảng 1000. Do đó, sẽ có những kết quả trông rất nực cười.

Tham khảo: BoredPanda

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk