Giải mã bí ẩn các lập trình viên game: Đằng sau ngành công nghiệp tỉ đô là khối óc của những “nghệ sĩ”

Tram Ho

Theo Báo cáo thị trường mobile marketing và game tại Việt Nam 2019 do Appota thực hiện, số lượng người chơi game mobile năm 2018 đạt 33 triệu người, dự đoán sẽ cán mốc 40 triệu người dùng trong năm 2020, dù số lượng game phát hành giảm đáng kể. Doanh thu game thanh toán qua các chợ ứng dụng IOS, Android ước tính đạt 365 triệu USD năm 2018.

Giải mã bí ẩn các lập trình viên game: Đằng sau ngành công nghiệp tỉ đô là khối óc của những “nghệ sĩ” - Ảnh 1.

Nguồn: Vietnam Mobile Marketing & Game Report 2019, Appota

Cầu cao, cung thiếu

Những khối óc chính đằng sau mobile game chính là các lập trình game (game developer). Doanh thu khủng của thị trường mobile game chính là yếu tố khiến cho game developer được các hãng công nghệ hàng đầu trải thảm chào đón. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường đáng giá tỷ USD này vẫn đang gặp phải rất nhiều thách thức để có thể bùng nổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, mà khó khăn lớn nhất chính là sự thiếu hụt của đội ngũ lập trình game.

Do những đặc thù riêng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của yếu tố kỹ thuật (tech) thuần túy với tố chất nghệ sĩ khi phát triển game, game developer đã phát triển thành một nhánh độc lập của nghề lập trình phần mềm. Tại Việt Nam, ngành học này còn rất mới mẻ và không nhiều cái nôi đào tạo. Hơn nữa, những bạn trẻ theo đuổi con đường game developer đều phải thỏa mãn hai yếu tố: có tính sáng tạo cao và … chơi game từ nhỏ.

“Tôi rất mê chơi game, đến mức từng chơi game suốt 48 tiếng liên tục hồi còn là sinh viên. Rồi một ngày, cùng với vài người bạn, chúng tôi nghĩ, hay là mình thành lập một công ty làm game nhỉ. Thật may mắn là game đầu tiên đã thành công. Hành trình của tôi với VNG khởi đầu một cách tình cờ như thế thôi.” CEO VNG Lê Hồng Minh – nhà sáng lập kì lân công nghệ đầu tiên tại Việt Nam, đã tóm gọn cái duyên với nghề làm game như vậy. Chỉ có khác là, anh không trực tiếp tạo ra sản phẩm game mà xây dựng một môi trường tốt nhất dành cho các lập trình game trưởng thành và phát triển: VNG Game Studio North luôn được coi là một trong những Game Studio lớn nhất Việt Nam với văn phòng tại 6 quốc gia Đông Nam Á, thậm chí đã bắt đầu khai phá các thị trường rất xa như Nam Mỹ, Ấn Độ.

Giải mã bí ẩn các lập trình viên game: Đằng sau ngành công nghiệp tỉ đô là khối óc của những “nghệ sĩ” - Ảnh 2.

VNG Campus – văn phòng làm việc hiện đại bậc nhất Việt Nam

Đến nay, Việt Nam mới có khoảng 500 kĩ sư làm việc ở mảng Game, rất khiêm tốn so với nguồn nhân lực hàng ngàn kỹ sư ở nhiều nước. Hiểu một cách đơn giản nhất, kĩ sư lập trình game là người hiện thực hóa ý tưởng, kịch bản của Game Designer (chuyên viên sáng tác game) thành một sản phẩm game hoàn chỉnh thông qua hiểu biết về kĩ thuật của mình. Nghề lập trình game cũng chia làm 2 nhánh chính là front-end và back-end. Một người chuyên về front-end sẽ đảm nhiệm phát triển nhóm tính năng dùng để giao tiếp trực tiếp với người dùng: đồ họa, hình ảnh, âm thanh,… Trong khi đó, back-end sẽ đi sâu vào phần lõi như lưu trữ dữ liệu trên các server, máy chủ, quản lý hạ tầng,…

Giải mã bí ẩn các lập trình viên game: Đằng sau ngành công nghiệp tỉ đô là khối óc của những “nghệ sĩ” - Ảnh 3.

Khu vườn trên mây – game Việt duy nhất được vinh danh tại International Mobile Gaming Awards lần thứ 13

Hầu hết các sinh viên học trong các trường đào tạo khối ngành công nghệ đều được tiếp cận với đủ thể loại nền tảng từ web tới mobile app, các phần mềm hệ thống cho từng hệ điều hành. Tuy nhiên những hiểu biết về nghề lập trình game còn khá hạn chế, mặc dù đây là ngành nghề có tiềm năng phát triển lớn. Trung bình một lập trình game cấp trung có thể kiếm được hơn 100,000 USD mỗi năm tại Mỹ khi làm việc cho các Studio Game có tiếng, chưa tính các khoản thưởng cho các game đạt doanh thu cao và DAU lớn (số người chơi cùng một thời điểm . Các kĩ sư lập trình game cũng được “ví von” như những người nghệ sĩ thực thụ, với công việc đòi hỏi tính sáng tạo không ngừng và khả năng chắt lọc, hấp thụ những xu hướng mới nhất.

Lộ trình ngắn nhất

Điểm qua những con đường đưa các bạn sinh viên “bén duyên” với nghề lập trình viên thì lộ trình ngắn nhất chính là nộp hồ sơ vào các công ty công nghệ Việt Nam có Game Studio lớn như VNG và đặc biệt là các chương trình tài năng về lập trình game với định hướng bài bản, lộ trình phát triển rõ ràng. Nếu được nhận tham gia các chương trình này, chế độ đãi ngộ cũng như phúc lợi của các bạn sinh viên sẽ cao gấp đôi so với mặt bằng chung của thị trường, dù thậm chí còn chưa tốt nghiệp.

Đơn cử như chương trình Tuyển dụng và Đào tạo lập trình viên Game hàng năm Game Development Fresher của kỳ lân VNG. Đây là chương trình tập trung các bạn sinh viên CNTT năm 3, năm 4 với học lực khá, giỏi tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Trải qua 3 vòng thi: Nộp đơn, Kiểm tra đầu vào, Phỏng vấn, ứng viên có cơ hội trở thành VNG Fresher (tên gọi các thực tập sinh tại VNG) với mức lương khởi điểm lên tới 9 triệu đồng dù vẫn còn đang đi học, kèm theo cơ hội trở thành nhân viên chính thức chỉ sau 3 tháng.

Giải mã bí ẩn các lập trình viên game: Đằng sau ngành công nghiệp tỉ đô là khối óc của những “nghệ sĩ” - Ảnh 4.

Sinh viên tham gia Chương trình Đào tạo và Tuyển dụng VNG Game Development Fresher

VNG cũng là doanh nghiệp hiếm hoi đầu tư mạnh tay vào các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn lực kĩ sư lập trình nói chung và lập trình game nói riêng. Chỉ tính riêng năm 2019, số lượng đơn đăng kí tham gia chương trình Đào tạo và Tuyển dụng VNG Tech Fresher đã lên đến hơn 2000, chưa kể sân chơi Code trực tuyến CodeTour.vn thu hút hàng trăm sinh viên CNTT cả nước tranh tài. Trong số đó, nhiều kĩ sư đã trưởng thành và hiện đang điều hành những mảng sản phẩm giá trị hàng trăm tỷ đồng tại VNG.

Con đường trở thành một lập trình viên Game có thể rất gian nan, từ những “thiếu thốn” về môi trường trong nước cho tới định kiến từ thế hệ cũ, nhưng chính vì lẽ đó mà nghề “làm game” đầy thử thách mà cũng rất lãng mạn. Có rất nhiều bạn chia sẻ, khi thật sự là thành viên một nhóm làm game, các bạn mới mới biết hóa ra một tựa game nổi tiếng tưởng chừng cần cả trăm người làm thì trên thực tế lại được vận hành bởi một nhóm nhỏ 10 người. Thành công của một sản phẩm thể hiện thông qua sự đón nhận của hàng chục triệu người dùng là một cảm giác mãn nguyện khó có thể thay thế, và tự hào hơn, khi chỉ 10 người mà tạo ra sản phẩm tốt cạnh tranh đươc với hàng trăm tựa game khác trên thị trường quốc tế.

Về VNG:

Thành lập từ năm 2004, VNG là Tập đoàn công nghệ và Internet hàng đầu Việt Nam với hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, phục vụ nhu cầu của hơn 100 triệu khách hàng ở trong nước và quốc tế.

VNG cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được định giá trên 1 tỷ USD theo đánh giá World Startup Report và Google – Temasek Report, nằm trong Top 14 kỳ lân công nghệ của Đông Nam Á năm 2019, theo báo cáo của Bain & Company.

Năm 2019, VNG lọt Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á” do HR Asia, tạp chí uy tín hàng đầu về nhân sư tại Châu Á tổ chức và bình chọn. Năm 2020, lần đầu tiên, VNG đạt danh hiệu Top 2 Thương hiệu Nhà tuyển dụng hấp dẫn do sinh viên khối ngành CNTT bình chọn và nằm trong Top 50 Thương hiệu Nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam theo kết quả khảo sát của Anphabe.

Về VNG Game Studio North (GSN)

Là một trong những Game Studio lớn nhất Việt Nam, hiện nay, GSN đã có mặt tại 6 quốc gia Đông Nam Á, phát hành thành công hơn 60 tựa game mobile, thu hút hàng chục triệu người dùng trên toàn thế giới.

Năm 2017, tựa game “Khu vườn trên mây” do GSN phát triển là game Việt duy nhất được vinh danh tại International Mobile Gaming Awards lần thứ 13 (IMGA 13th) với hạng mục: “People’s Choice Award”, ngang hàng với các tên tuổi đại thụ của làng game đến từ nhiều quốc gia.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk