Deploy ứng dụng Nuxt với Docker và Nginx

Tram Ho

Lời mở đầu

Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn cách thức deploy ứng dụng nuxt.js của bạn bao gồm cả server side-rendering (SSR) với Docker và sử dụng nginx như một reverse proxy.

Nếu ứng dụng nuxt của bạn là một SPA đơn giản bạn có thể tham khảo bài viết Làm thế nào để tự động deploy một ứng dụng Vue/React/Angular lên server?, hoặc thậm chí có thể dùng docker tương tự.

Chuẩn bị

Để cài đặt docker và docker compose trên Ubuntu chạy lần lượt các lệnh sau

Đối với các server linux của Amazon (EC2) thì có một chút thay đổi

Phiên bản mình đang sử dụng:

  • Nuxt 2.10.2
  • Docker 10.09.2
  • Docker-compose 1.23.2
  • Nginx 1.17

Ở đây mình giả định các bạn đã có một ứng dụng nuxt sẵn rồi, nếu chưa có thì bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Dockerize

Trước tiên chúng ta sẽ cùng viết Dockerfile cho ứng dụng nuxt.

  • Line 1: Cài đặt môi trường node. Thật ra image node:10.15 này sẽ cài đặt HĐH Ubuntu và môi trường node. Thay vì bạn phải tự cài ubuntu, cài node… các thứ thì người ta đã đóng gói sẵn một image có sẵn các thứ cơ bản của node.
    Bạn nên chọn nuxt version giống với version bạn đang chạy trong quá trình development để tránh những lỗi không tương thích mất thời gian không cần thiết.
  • Line 2: Khai báo biến môi trường APP_ROOT, nơi sẽ chứa toàn bộ source nuxt bên trong container, bạn muốn đặt tên gì cũng được, mình tạm đặt là src.
  • Line 3: Đơn giản là tạo thư mục tên src, vì bên trong container mới build sẽ không có thư mục này.
  • Line 4: Khai báo thư mục làm việc, các lệnh khác khi run sẽ lấy ngữ cảnh tại thư mục này. Ở đây là thư mục src
  • Line 5: Lệnh ADD sẽ copy source code từ máy thật (server) vào bên trong container trong thư mục src.
  • Line 6 – 7: Cái này quá quen thuộc rồi ha. Một tips ở đây là bạn nên dùng đúng dependency management mà bạn đã dùng ở môi trường development. Ví dụ mình dùng yarn, bạn có thể đang dùng npm – hãy cứ đổi thành npm. Vì file .lock của yarn và npm khác nhau, để tránh lỗi khi install và build nên dùng đúng cái.
  • Line 8: Khai báo biến môi trường cho quá trình build thôi, app sẽ serve trên địa chỉ này.

Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp một số bài viết hướng dẫn bạn thêm file .dockerignore với nội dung đại loại như này:

Cái này chỉ cần thiết khi bạn dockerize cho môi trường development ở local. Khi deploy lên server thật code được pull về từ github, chỉ cần bạn không chạy lệnh yarn install thì sẽ không có các mục trên đâu.

Login vào server qua SSH và build:

Sau đó run container

Bạn sẽ nhìn thấy log kiểu như sau:

App của bạn đang chạy ở cổng 3000 bên trong container và nó được map ra cổng 80 của server. Bây giờ bạn có thể truy cập ứng dụng thông qua địa chỉ IP của server ở cổng 80.

Sử dụng nginx làm reverse proxy

Sau bước trên ứng dụng của bạn đã có thể chạy được, tuy nhiên thực tế thì có thể bạ sẽ muốn sử dụng thêm nginx để tận dụng 1 số lợi thế của nó (vs caching).

Việc cấu hình nginx cũng rất đơn giản, nhưng nếu build nginx lên một container khác nghĩa là đang chạy multiple-containers khi đó mình khuyên bạn nên sử dụng thêm docker-compose sẽ dễ dàng xây dựng và quản lý hơn, chỉ cần thêm 1 file thôi (yaoming).

Xạo lồng đó, thêm 1 file .env nữa (LOL)

Giải thích nhé:

  • docker-compose.yml
    • services các docker service sẽ chạy, ở đây mình sẽ có 2 service là nuxtnginx lần lượt chạy nuxt app và nginx reverse proxy, đặt tên tuỳ ý sao cho dễ hiểu là được.
      • build docker sẽ build tại ngữ cảnh được chỉ định (context) . theo cấu hình trong Dockerfile.

      • image chỉ định image để build thay thì đường dẫn đến thư mục để build, image tương tự như trong Dockerfile.

      • container_name tên container, nên đặt tên dễ hiểu để tiện quản lý.

      • env_file chỉ định file chứa biến môi trường phục vụ cho quá trình build. Ở đây mình có 1 lưu ý cho bạn là nên đặt file .env cùng thư mục với context của docker để tránh những phiền phức đau đầu không đáng (yaoming).

      • ports mapping port bên trong container ra server bên ngoài.

        Trong service nuxt, nếu bạn khai báo thêm 3333:3000 thì sẽ quay lại như trường hợp bước dockerize phía trên, app của bạn sẽ được serve ở cổng 3333 của server (không qua nginx). Ở đây mình dùng nginx nên trong service nuxt không cần mapping port nữa.

        Trong service nginx bạn sẽ bind cổng {APP_PORT} ở server thật vào cổng 80 của nginx bên trong container, cổng 80 bên trong container sẽ forward vào cổng 3000 của service nuxt (xem file cấu hình nginx bên dưới).

      • depends_on ràng buộc – đợi service nuxt start thành công mới start service nginx (lưu ý là depends_on chỉ đợi srart xong chứ không đợi đến khi “ready” nhé).

      • volumes mount đường dẫn giữa server thật và bên trong container, ở đây bạn hiểu nôm na là bên trong container tạo 1 shortcut (symbolic link) đến thư mục được chỉ định ở bên ngoài server. Như vậy mọi thay đổi về nội dung bên trong thư mục này được cập nhật đồng bộ giữa bên trong container và server bên ngoài (host). Đọc thêm về volumes.

        Ở đây mình sẽ mount file config nginx vào và container và lưu file logs của nginx ra ngoài host.

      • networks khai báo các networks mà service sẽ join vào.

      • command lệnh sẽ chạy sau khi build xong.

    • networks tạo networks, mỗi service sẽ chạy trên mỗi máy khác nhau (container), cần connect vào chung 1 network mới có thể giao tiếp với nhau.
  • .env file biến môi trường quá quen thuộc rồi, tuy nhiên mình cũng xin lưu ý với các bạn là không có các dấu " hay ' gì đâu nhé. Nó sẽ hiểu các dấu quote đó là 1 phần giá trị của biến.
    • NODE_ENV môi trường build.
    • APP_PORT cổng mà ứng dụng sẽ chạy khi truy cập IP của host.
    • LOG_PATH đường dẫn đến thư mục chứa log của nginx.

Thêm 1 file nữa =))

Lưu ý bạn đừng đổi tên đường dẫn và tên file, nếu không thì tự mà đi sửa lại trong docker-compse.yml ?

Trong đây có 2 cái mình muốn giải thích:

  • listen 80 lắng nghe ở cổng 80, nếu bạn thích đổi con số, thì phải đổi cả khai báo trong docker-compose.yml:

  • proxy_pass http://nuxt:3000 trong đó nuxt là tên service bạn khai báo ở docker-compse.yml.

Rồi chiến thôi, login lên server qua SSH, và chạy lệnh build rồi run containers:

Đó là trong trường hợp bạn muốn test thử xem có lỗi lầm gì không, thực tế thì bạn sẽ làm như thế này:

  • --build Build images trước khi containers.
  • --detach hoặc -d chạy containers ở background, in ra tên các container mới.

Tổng kết

Mình cũng là tay mơ với docker cũng như nuxt, nếu bạn có bất kỳ lời khuyên hoặc góp ý cứ thoải mái để lại comment bên dưới. Nếu thấy bài viết có ích cho bạn hoặc cộng đồng, cho nó 1 up vote.

Thank you for reading!

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo