Trí tuệ nhân tạo và vấn đề đạo đức

Linh Le

Tại thời điểm cận kề cuối năm 2018, có nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo như kiểm thử trực quan, chatbot (chương trình máy tính tương tác với người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên) và nhận dạng ngôn ngữ đã phát triển chín muồi đến độ có mặt ở khắp mọi nơi. Đã hai năm kể từ bài viết “Năm của trí tuệ nhân tạo” (Year of AI) của tạp chí SD Times, những cuộc bàn luận xoay quanh trí tuệ nhân tạo (Al) và học máy (Machine learning) đã đi ngày càng xa khỏi chủ đề những ứng dụng tiềm năng và những tính năng mới đáng ngạc nhiên của công nghệ. Hiện tại chủ đề chính trong tâm trí mọi người, từ các nhà phát triển và phân tích phần mềm đến những người tay ngang còn không chắc chắn mình có tin tưởng vào xe tự lái hay không, chính là tính đạo đức của trí tuệ nhân tạo. Nói tới tính đạo đức để áp dụng AI, liệu những thành kiến của người tạo ra chúng có thể làm hỏng khả năng ra quyết định của chúng hay không và liệu những người bị máy móc thay thế do tự động hóa sẽ có một công việc thay thế khác không.

Vào tháng Sáu, sau khi rút khỏi hợp đồng trí tuệ nhân tạo quân sự do Lầu Năm Góc ủy quyền sau những phản đối từ nội bộ, Google đã đưa ra các nguyên tắc cụ thể cho điều mà họ gọi là phát triển trí tuệ nhân tạo có đạo đức và những người khác đã tuân theo bộ nguyên tắc này.
Vào tháng mười, viện công nghệ MIT đã cam kết 1 tỷ đô la để thúc đẩy trí tuệ nhân tạo bằng cách đưa điện toán và trí tuệ nhân tạo vào tất cả các lĩnh vực nghiên cứu, tuyển dụng nhân sự và tạo ra các cơ hội giáo dục và nghiên cứu trong lĩnh vực này bên cạnh việc giáo dục sinh viên về những ứng dụng trí tuệ nhân tạo có đạo đức và trách nhiệm.
Trong thông báo, Stephen A. Schwarzman, CEO của hãng đầu tư Blackstone và là một trong những người ủng hộ sáng kiến ​​của MIT cho biết, “Chúng tôi đối mặt với những câu hỏi cơ bản về cách làm thế nào để đảm bảo những tiến bộ công nghệ mang lại lợi ích cho tất cả mọi bên, đặc biệt là những người dễ bị tổn hại nhất trước những thay cơ bản mà trí tuệ nhân tạo chắc chắn sẽ tạo ra đối với bản chất vốn có của lực lượng lao động.”

 

“Những thực thể tự quản” (Autonomous things) xếp ở vị trí số một trong danh sách top 10 những dự đoán công nghệ trong năm 2019, cũng như là từ tháng mười này của Gartner. Với khả năng của trí tuệ nhân tạo chỉ càng ngày càng phát triển (DARPA tuyên bố vào tháng mười rằng họ đang nỗ lực cải thiện “trí khôn” của công nghệ học máy), nhiều người cho rằng đây chính là thời điểm mà những người lao động có thể để mất vị trí của họ vào tay trí tuệ nhân tạo tiên tiến, những người này chính là vấn đề cần cân nhắc của các công ty sản xuất công nghệ và đây không còn chỉ là một câu hỏi triết học.

Google đang giải quyết vấn đề này bằng nguồn tài trợ 50 triệu đô la của mình, được ra mắt vào tháng bảy thông qua chi nhánh Google.org dành cho các tổ chức phi lợi nhuận nào đang chuẩn bị cho tình huống đó xảy ra. Số tiền này này bao gồm hoạt động đào tạo, giáo dục và mạng lưới việc làm để giúp đỡ mọi người hoàn thiện các kỹ năng mà Google cho rằng sẽ được yêu cầu đối với lực lượng lao động trong tương lai và chưa được phổ biến đúng mức cần thiết, cũng như hỗ trợ cho người lao động trong những ngành lương thấp và có thể bị lỗi thời.

Khi DARPA tuyên bố vào tháng tám rằng họ sẽ đầu tư vào việc khám phá ‘làn sóng thứ ba’ trong nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, cơ quan này nói rằng trọng tâm sẽ là làm cho trí tuệ nhân tạo có thể bối cảnh hóa các tình tiết nhiều hơn nữa và suy luận từ ít điểm dữ liệu hơn nhiều bằng cách nhận ra các mẫu tự học của nó đã được cấu trúc như thế nào. Ví dụ mà DARPA đưa ra là trong việc nhận dạng hình ảnh của một con mèo, thay vì dựa vào hàng ngàn hình ảnh của những mèo để nhận ra một con mèo khác, giống như cách làm của dữ liệu huấn luyện (training data) và “làn sóng thứ hai” tập trung vào ví dụ của trí tuệ nhân tạo, thì trí tuệ nhân tạo này sẽ có thể chọn ra một con mèo bằng việc để ý hình ảnh đó có lông, râu, móng vuốt, v.v.

Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo MIT-IBM Watson AI đã công bố các dự án tương tự được phát triển vào tháng tư, tập trung vào việc huấn luyện trí thông minh nhân tạo để nhận ra các chuyển động trong video. Mặc dù cách này vẫn phải dựa vào một triệu clip dài 3 giây, điều mà các nhà nghiên cứu cho biết cực kỳ khó để lọc ra hành động khi cố gắng tính toán dịch chuyển, tuy nhiên mục tiêu cuối cùng là đào tạo một AI để xây dựng các phép so sánh tương tự và diễn giải các hành động và động lực học.

 

Gartner xếp hạng việc tập trung vào đạo đức kỹ thuật số và quyền riêng tư ở vị trí thứ 9 trong danh sách những dự đoán cho năm 2019 và khi ngành công nghiệp chuyển sang làn sóng mới này, những khía cạnh đạo đức của các công nghệ mới nổi được dự đoán là sẽ được xem xét càng lúc càng sớm. “Chuyển dịch từ quyền riêng tư sang đạo đức cũng đưa cuộc tranh luận từ chủ đề ‘chúng ta có tuân thủ không’ trở thành ‘chúng ta có đang làm điều đúng đắn không’”, ông Gartner viết.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://sdtimes.com