Cuộc đua tốc độ trên nền tảng web và di động, doanh nghiệp phải làm sao để theo kip?

Tram Ho

Theo thống kê tới cuối năm 2019 vừa rồi, với 86,2% trong số 3,75 tỷ người dùng Internet trên toàn thế giới sử dụng điện thoại di động để truy cập trực tuyến. Tuy nhiên, tình trạng chung là các trang web hiện nay thường “cồng kềnh” và khó đáp ứng yêu cầu trải nghiệm liền mạch và mang lại kết quả tức thì. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? Đó có thể là video, hình ảnh, script hoặc là tất cả những điều trên. Nhưng dù là lý do gì thì các công ty vẫn sẽ cần phải làm nhiều hơn để giảm tải.

Tốc độ tương đương với doanh thu

Một trang tải chậm trên thiết bị di động không chỉ thử thách sự kiên nhẫn của người dùng, trải nghiệm khách hàng ‘thất bại’ này còn có thể khiến doanh nghiệp phải trả giá. Một nghiên cứu trên thái độ của 1.150 người tiêu dùng và doanh nghiệp cho thấy tốc độ tải trang là yếu tố quyết định trong hành vi mua hàng.

Cụ thể, gần 70% người tiêu dùng nói rằng tốc độ trang ảnh hưởng đến việc họ sẵn sàng mua. Hơn nữa, thời gian tải chậm cũng làm giảm cơ hội họ sẽ quay lại trong tương lai. Một sự cố tải dữ liệu dẫn đến 22% người mua hàng đóng tab, 15% cho biết họ sẽ truy cập trang web của đối thủ cạnh tranh trong khi 12% khác sẽ nói với bạn bè về trải nghiệm tiêu cực của họ. Các công ty ngay từ bây giờ không chỉ ưu tiên tốc độ tải trang mà còn thực hiện đánh giá tốc độ của họ so với đối thủ sẽ tạo ra khoảng cách tới một năm dẫn trước.

Cuộc đua tốc độ trên nền tảng web và di động, doanh nghiệp phải làm sao để theo kip? - Ảnh 1.

Đối với môi trường di động tỷ lệ chuyển đổi giảm mạnh khi thời gian tải trang tăng. Ví dụ: dữ liệu cho thấy khi thời gian tải trang di động tăng từ 1 giây lên 3 giây, tỷ lệ chuyển đổi giảm một nửa và tỷ lệ thoát tăng 6%. Tỷ lệ chuyển đổi tiếp tục giảm mạnh từ đó. Vậy nên, bắt buộc các doanh nghiệp trực tuyến phải đầu tư tài nguyên để đảm bảo các trang web và thiết bị di động tải nhanh.

Điểm mấu chốt: Tỷ lệ thoát Bounce rate – tỷ lệ phần trăm người dùng điều hướng khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang – tăng lên đáng kể khi thời gian tải trang tăng lên. Nếu muốn người dùng có thiện cảm và hợp tác, doanh nghiệp cần đảm bảo trang web tải càng nhanh càng tốt, đặc biệt là trên thiết bị di động.

Làm thế nào để tối ưu tốc độ, tối ưu doanh thu? 

Trái với quan niệm của nhiều người khi cho rằng tốc độ tải chỉ quan trọng với những trang web bán hàng, website TMĐT, trên thực tế tất cả các lĩnh vực từ giáo dục, du lịch cho đến tin tức đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này trong cuộc đua tranh giành khách hàng, độc giả. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi hành vi người dùng trên mạng đang ngày càng trở nên đa dạng hơn. Họ không chỉ đơn thuần mua sắm, giải trí mà còn tra cứu thông tin, tìm hiểu kiến thức, hay lưu lại những hướng dẫn mà họ cho là hữu ích ngay trên thiết bị cầm tay. Việc không thể tiếp cận được nội dung mong muốn chính là cách nhanh nhất “đẩy” khách hàng xa khỏi tầm tay thương hiệu.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng của tốc độ website đến trải nghiệm người dùng khi chú trọng tối ưu ảnh, video, và các file tĩnh (tệp tin không thay đổi khi khách truy cập nhiều lần). Thế nhưng các nỗ lực này đa phần vẫn là các thao tác thủ công trên từng ảnh, và chưa đồng bộ trên cả 2 nền tảng web lẫn di động. Điều này có thể phần nào hỗ trợ web giảm bớt dung lượng và tăng tính thân thiện trên công cụ tìm kiếm Google nhưng cách làm này cực kỳ tốn thời gian và nhân lực.

Lấy ví dụ một trang web du lịch cần đăng vài chục đến vài trăm bài một ngày về các điểm đến hấp dẫn, trong mỗi bài viết lại chứa 7-10 hình ảnh. Như vậy số lượng ảnh cần tải lên một ngày có thể dao động từ vài trăm tới cả nghìn tấm. Tối ưu từng ảnh trên các công cụ hoặc trực tiếp trên trang chắc chắn sẽ làm nản lòng các cộng tác viên cho 1 công việc nhàm chán đến buồn tẻ.

Cuộc đua tốc độ trên nền tảng web và di động, doanh nghiệp phải làm sao để theo kip? - Ảnh 2.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng CDN với các tính năng tối ưu tốc độ tối đa như tự động nén, chỉnh kích thước ảnh cho phù hợp với kích thước hiển thị mà không làm giảm chất lượng, tối ưu CSS và JS, tinh gọn các Metadata, hiển thị  ảnh với định dạng Progressive Image…

Khi tích hợp CDN trên hệ thống toàn bộ hình ảnh của website sẽ được tự động tối ưu lại theo đúng tiêu chuẩn mà không cần bất cứ thao tác thủ công nào. Điều quan trọng là chất lượng hình ảnh được đảm bảo khi đã tối ưu, không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm xem trang của khách hàng. Kích thước ảnh giảm, dung lượng ảnh giảm giúp tổng thể website “nhẹ hơn”, và kết quả là tốc độ tải web được đẩy nhanh hơn.

BizFly CDN là một giải pháp nổi bật trong hệ sinh thái điện toán đám mây đa dạng do BizFly Cloud cung cấp với nhiều sản phẩm tiên tiến. Được vận hành bởi VCCorp – Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam – BizFly Cloud hiện cũng là nhà cung cấp hạ tầng đám mây cho nhiều đơn vị uy tín như VTV, Vingroup, Fahasha, Topica, Thu Cúc, Đất Xanh Miền Bắc, Ahamove,… 

Tham khảo thông tin chi tiết về giải pháp CDN và dùng thử MIỄN PHÍ tới 30 ngày tại: 

Website: https://bizflycloud.vn/cdn/

Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888 / 028 7302 8888

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk