Cửa hàng eDiGi của “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn vừa tuyên bố ngừng hoạt động, sau gần 5 năm bán iPhone sang chảnh ngay cạnh Nhà thờ Đức Bà

Tram Ho

Cửa hàng eDiGi của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn vừa tuyên bố ngừng hoạt động, sau gần 5 năm bán iPhone sang chảnh ngay cạnh Nhà thờ Đức Bà - Ảnh 1.

Ngày 17/05/2023, eDiGi đã chính thức tuyên bố ngừng hoạt động từ ngày 28/04/2023. Thông báo được đăng tải trên website và fanpage chính thức của cửa hàng.

Cửa hàng eDiGi của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn vừa tuyên bố ngừng hoạt động, sau gần 5 năm bán iPhone sang chảnh ngay cạnh Nhà thờ Đức Bà - Ảnh 2.

eDiGi là cửa hàng ủy quyền cao cấp của Apple tại Việt Nam thuộc hệ sinh thái của Vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn. Theo giới thiệu, eDiGi đạt 2 tiêu chuẩn trung tâm bán lẻ APR (Apple Premium Reseller) và trung tâm bảo hành ASP (Apple Service Provider), có diện tích khoảng 250 m2 với 2 mặt tiền tại Công xã Paris, chỉ cách nhà thờ Đức Bà vài bước chân.

Nói về APR, Apple chia các nhà bán lẻ của họ thành 2 cấp độ là Apple Premium Reseller (APR) và Apple Authorised Reseller (AAR).

Ở Việt Nam đang phổ biến mô hình AAR hơn APR.

Cả APR và AAR đều là nhà bán lẻ chính thức của Apple, đều do hãng quản lý nghiêm ngặt, chất lượng hàng hóa và bảo hành như nhau. Điểm khác nhau của 2 cấp đội là APR thường có diện tích trên 100m2, nằm trong các khu vực trung tâm, chi phí đầu tư lớn còn AAR thì linh hoạt hơn, nằm ở nhiều địa điểm phong phú.

Cửa hàng eDiGi của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn vừa tuyên bố ngừng hoạt động, sau gần 5 năm bán iPhone sang chảnh ngay cạnh Nhà thờ Đức Bà - Ảnh 3.

Cửa hàng eDiGi có vị trí đắc địa tại thành phố Hồ Chí Minh

Thời điểm khai trương vào trung tuần tháng 9 năm 2018, eDiGi được Vua Hàng Hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn kỳ vọng sẽ phủ sóng thương hiệu Apple tại Việt Nam với việc nhắm đến khoảng 40% thị phần Apple xách tay.

Thế giới di động đã có kinh nghiệm phát triển thị trường Apple tại Việt Nam và FPT Retail cũng đã tiên phong phân khúc bán lẻ, sửa chữa cao cấp. Còn chúng tôi nổi tiếng và được biết đến là Vua hàng hiệu, là phải đẳng cấp cao, là tiếng thơm nên dễ dàng hợp tác cùng Apple. Chúng tôi sẽ cùng FPT Retail, Thế giới di động,…để đưa Apple lên tầm cao mới dù mỗi bên đều nhắm vào phân khúc khác nhau , ông Johnathan Hạnh Nguyễn khẳng định , giai đoạn đầu eDiGi sẽ duy trì tỷ lệ lợi nhuận thấp và dần phát triển thị trường để chiếm 40% thị phần các sản phẩm Apple xách tay.

Sau khi khai trương cửa hàng eDiGi đầu tiên tại TP.HCM vào ngày 10/09/2018, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Imex Pan Pacific (IPPG) thậm chí còn cho biết đang chuẩn bị cho kế hoạch mở cửa hàng thứ hai tại Hà Nội. Tuy nhiên sau đó không có cửa hàng eDigi thứ hai nào xuất hiện ở Thủ đô.

Cửa hàng eDiGi của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn vừa tuyên bố ngừng hoạt động, sau gần 5 năm bán iPhone sang chảnh ngay cạnh Nhà thờ Đức Bà - Ảnh 4.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn (cà vạt đỏ) chụp cùng một số khách mời, vợ chồng Louis Nguyễn, Tăng Thanh Hà và con trai út (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Báo đầu tư

Trong 1 năm sau khi ra mắt, eDiGi đã đón tiếp hơn 15.000 ngàn lượt khách đến tham quan và mua sắm, bảo hành, sửa chữa các sản phẩm Apple. Ở eDiGi, các dòng sản phẩm của Apple từ iPhone, iPad, Macbook, thậm chí là iMac đều có thể được bảo hành, sửa chữa ngay tại cửa hàng theo đúng chuẩn Apple.

Cửa hàng eDiGi của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn vừa tuyên bố ngừng hoạt động, sau gần 5 năm bán iPhone sang chảnh ngay cạnh Nhà thờ Đức Bà - Ảnh 5.

Bên trong cửa hàng eDiGi. Nguồn

Động thái đóng cửa của eDiGi được diễn ra ít ngày sau khi Apple thông báo sẽ mở cửa hàng online ở Việt Nam vào ngày 18/5. Chia sẻ với báo giới, đại diện các AAR tại Việt Nam đều đánh giá cao việc Apple mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam. Cửa hàng trực tuyến sẽ giúp người dùng Việt có trải nghiệm mua sắm chính hãng cùng các hỗ trợ viên của hãng bằng tiếng Việt và tối ưu cá nhân hóa.

Đại diện các chuỗi cũng nhận định cửa hàng trực tuyến này sẽ không có tác động lớn tới giá thành và chính sách hỗ trợ các sản phẩm Apple phân phối qua kênh AAR.

Bình luận về việc này, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động – một nhà bán lẻ lớn, cho rằng đây không phải điều gì mới mẻ mà là một bước đi bình thường của Apple khi họ tập trung vào một thị trường nào đó.

Cụ thể, khi tập trung vào Việt Nam, Apple sẽ cần xây dựng thương hiệu và ông Tài nhận định các cửa hàng của Apple sẽ mở ra chỉ với mục đích làm thương hiệu.

Chủ tịch TGDĐ phân tích: “Nhìn chung như mọi hãng. Đường đi luôn là mở những cửa hàng brand shop để xây dựng thương hiệu. Các bạn cũng thấy rồi, các thương hiệu khác trước đây như Nokia luôn có những cửa hàng riêng của họ. Để làm gì? Để làm thương hiệu. Tôi không tin một vài cửa hàng Apple có thể thay thế hơn 3.000 cửa hàng của Thế Giới Di Động cộng với các cửa hàng của đối thủ cạnh tranh, để phục vụ khách hàng”.

Thị trường iPhone tại Việt Nam cũng đang trải qua một cuộc cạnh tranh về giá khốc liệt giữa các nhà bán lẻ, tạo ra một mặt bằng giá thấp chưa từng có. Liên tiếp những thông điệp như Giá Rẻ, Rẻ hơn, Rẻ hơn các loại Rẻ,… được truyền thông tới khách hàng. Giá bán niêm yết online của các hệ thống theo sát nhau từng 10.000 đồng và cập nhật bám đuổi thường xuyên.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk