Công nghệ 5G sẽ ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp ở Đông Nam Á ra sao?

Linh Le

Có các trường hợp ứng dụng nào trong khu vực ASEAN chứng minh được mức độ rầm rộ của 5G không?

5G mobile wireless network

Vào ngày 25/4, lãnh đạo của công ty viễn thông của Cam-pu-chia đã thông báo rằng công ty này đã ký thỏa huận với hãng Huawei của Trung Quốc để triển khai hạ tầng 5G trong nước vào 2020, đánh dấu đây là quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN làm điều này.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng leo thang, cùng đó là việc Tổng thống Donald Trump ban hành sắc luật cấm sử dụng các thiết bị viễn thông từ những công ty được coi là “mối đe dọa đối với an ninh quốc gia” – bao gồm cả Huawei.

Dù có là tốt hay xấu đi chăng nữa thì chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới có vẻ sẽ thúc đẩy việc ra mắt 5G ở toàn Đông Nam Á. Điều này sẽ đặt nền tảng cho việc xúc tiến chuyển tiếp sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Công nghiệp 4.0) và sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số trong khu vực.

Những quán quân mạng siêu nhanh (superfast network) cam kết rằng tốc độ dữ liệu tăng lên không những sẽ thay đổi cách mọi người tương tác với internet mà còn giúp kết nối với những cộng đồng ở nông thôn, tốc độ nhanh giúp đầy mạnh tiến trình sáng tạo xe hơi tự lái và cải thiện mọi lĩnh vực từ sức khỏe cho tới du lịch.

Một điều có vẻ khá rõ ràng đó là thị trường internet vạn vật đang lớn mạnh cần tới mạng lưới 5G có độ trễ thấp tiếp sức, khi mà mạng 4G hiện tại sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu to lớn mà sự tăng trưởng trong ngành truyền thông giữa máy với máy (machine-to-machine) tạo nên.

Dưới đây chúng tôi sẽ xem xét qua ảnh hưởng nào mà 5G tạo ra với các ngành công nghiệp khắp Đông Nam Á.

Liệu 5G sẽ thay đổi thế giới chăng?

Cùng với tốc độ tăng trưởng dân số và sự xâm nhập di động ngày càng tăng, năng suất là một trong những ứng dụng đáng chú ý nhất đang được quảng bá rầm rộ cho 5G.

Khi chúng ta sẽ liên tục sử dụng và tạo ra nhiều dữ liệu, dịch vụ stream nhạc, video và các trò chơi điện tử online hơn nữa, thì các dải phổ hiện đang có sẽ khó xử lý hết được và những vùng tắc nghẽn (congested area) sẽ khiến chất lượng dịch vụ thấp xảy ra thường xuyên.

Trái ngược với dải phổ của 5G thì mặc cho những lợi thế của mạng lưới siêu nhanh mới này, các cộng đồng thưa dân ở vùng quê vẫn không thấy được những lợi ích trong tương lai gần. Băng thông tần số cao mà mạng này sử dụng có thể có lưu lượng đáng kể nhưng gần đây, chúng chỉ có thể hoạt động trong những khoảng cách ngắn.

Hơn nữa, việc triển khai 5G sẽ tiêu tốn chi phí cao, vậy nên nếu không có trợ cấp của chính phủ thì các khu vực xa xôi sẽ phụ thuộc vào những nhà khai thác mạng để cung cấp các cơ sở hạ tầng thiết yếu.

“Các nhà chức trách sẽ cần phải thông qua việc miễn bản quyền và cung cấp dải phổ chia sẻ nhằm hạ thấp giá thành của việc truy cập vào phổ.” Kalpak Gude, chủ tịch của công ty Dynamic Spectrum Alliance giải thích. “Những công nghệ truyền dẫn nhìn chung chưa thích hợp để triển khai ở những vùng xa xôi hoặc những khu vực thưa dân. Băng thông cao tần thậm chí còn khiến việc này trở nên khó khăn hơn nữa.”

Tuy nhiên, nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á đang trên đà phát triển và băng thông giữa các quốc gia trong khu vực đã tăng 45 lần kể từ năm 2005. Theo như Anthony Ho, Giám đốc Quản lý sản phẩm khu vực của công ty Equinix thì “liên kết – việc trao đổi dữ liệu riêng tư giữa các doanh nghiệp – đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng 5G.”

“Băng thông liên kết trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được kì vọng là sẽ tăng 46% hằng năm để đạt được mức 1.120 Tbps lưu lượng thiết lập, tiến tới gần 1/4 (22%) lưu lượng toàn cầu.”

Tình hình 5G ở khắp ASEAN ra sao?

Từ đầu năm 2019 đã có một số thông báo từ các quốc gia ASEAN về vấn đề triển khai sắp tới của công nghệ 5G, như thông tin từ Cam-pu-chia bên trên.

Bru-nây, quốc gia có tốc độ xâm nhập di động nhanh nhất trong khu vực, sẽ không triển khai 5G trước năm 2021. Huawei đã làm việc với các công ty viễn thông địa phương ở Phillipines và Việt Nam nhằm tăng cường mạng lưới của họ để sẵn sàng cho việc triển khai đầu tiên vào năm 2020.

Gần đây nhất, chính quyền Việt Nam đã quyết định cấp phép triển khai thử nghiệm dịch vụ 5G đầu tiên cho công ty viễn thông lớn nhất nước là Viettel. Công ty được cho là sẽ làm việc cùng với Ericsson và Nokia, triển khai công nghệ từ 2 tổ chức này và dùng các trạm phát sóng được sản xuất tại Viet Nam để tăng tốc độ phát triển kinh tế.

Các cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra tới năm 2020 khắp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù Việt Nam sẽ không thể tạo ra bất cứ khoản doanh thu nào từ dự án cho tới khi thí nghiệm kết thúc.

Tuy nhiên những cơ hội này không phải chỉ là giả định. Bộ trưởng truyền thông của Singapore, S Iswaran xác nhận vào tháng ba rằng thành phố sẽ triển khai 5G vào năm 2020.

Ba nhà điều hành mạng lưới giữ trọng trách của Singapore – Singtel, StarHub và M1 – đã bắt đầu thử nghiệm 5G với các đối tác công nghệ bao gồm một mạng lưới thử nghiệm 5G trong công viên one-north do Singtel và Ericsson thực hiện.

Thái Lan cũng đang cố gắng đi tiên phong trong việc triển khai 5G và có mục đích bắt đầu thương mại hóa dịch vụ 5G trong năm tới.

Indonesia đã tiến hành các cuộc thử nghiệm mạng 5G của riêng mình ở Jakarta và Palembang trong suốt Đại hội thể thao châu Á 2018. Công ty viễn thông Hàn Quốc KT đã dùng sự kiện này để quảng bá những tiềm năng 5G hiện tại của mình trước khi tung ra dịch vụ thương mại trong nước cuối năm nay.

Khán giả của đại hội thể thao ở Indonesia đã được trải nghiệm một số hoạt động thực tế ảo liên quan tới các môn thể thao khác nhau, lái xe với xe tự động và dùng máy tính bảng được vận hành hoàn toàn bằng công nghệ 5G.

Malaysia đã bắt đầu những cuộc thử nghiệm với các đối tác công nghệ khác nhau mặc dù hệ thống mạng sẽ không được thương mại hóa chính thức cho tới năm 2020.

Liệu các ứng dụng của 5G có tồn tại ở Đông Nam Á?

Cũng như phần còn lại của thế giới, các nước ASEAN cũng hi vọng có thể tận dụng 5G một cách hiệu quả và đầy mới mẻ. “Một số ngành công nghiệp trong khu vực sẽ bắt đầu có những thuận lợi rõ ràng.” R. Ezhirpavai, phó chủ tịch công nghệ của Aricent nói với giám đốc công nghệ thông tin (CIO) của ASEAN.

“Ví dụ như nông nghiệp. Những cánh đồng bát ngát ở Indonesia đang dùng máy bay điều khiển từ xa drone 5G để thu thập thông tin tình hình của đất và độ ẩm. Những chiếc drone sẽ chụp hình đất nông nghiệp để lấy những thông tin chi tiết về đồn điền, mẫu đất, thời tiết và gửi hình ảnh có độ phân giải cao qua 5G để phân tích – tất cả đều diễn ra trong thời gian thực.”

Công nghệ đó cũng được dùng trong một số trường hợp an toàn công cộng. Giám sát tình hình giao thông và kiểm soát đám đông là 2 ví dụ đã được thử nghiệm, trong đó nhiệm vụ của drone là định vị và cho thấy hình ảnh luôn được duy trì có thể truy cập và giám sát trong một khoảng thời gian dài trước khi đội tuần tra có mặt.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn các startup, những doanh nghiệp có năng suất cao trong khu vực, cũng đặt mục tiêu đầu tư vào những cơ hội do 5G mang đến nhằm tạo ra sự tăng trưởng doanh nghiệp và hỗ trợ những sáng tạo biến đổi kỹ thuật số.

Ngoài ra, ông Ho còn giải thích rằng “Mặc dù những công nghệ thiết yếu của thành phố thông minh đã có sẵn rồi, nhưng khả năng cho những công nghệ này vận hành trong thời gian thực trên toàn mạng lưới liên kết thì gần như bị kiềm hãm và giới hạn bởi các chuẩn mạng hiện tại.”

Vì thế 5G sẽ hữu ích với sự phát triển các thành phố thông minh trong tương lai, hỗ trợ các ứng dụng nâng cao đời sống của công dân thông qua việc mang tới những hiệu quả to lớn cho hàng ngàn dịch vụ thiết yếu.

Tuy nhiên, vì mỗi quốc gia ở Đông Nam Á sẽ triển khai vào thời điểm khác nhau, nên sẽ có những yêu cầu khác nhau cho từng quốc gia trong khu vực. Thị trường điện thoại thông minh cho người tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng và khi nó trở nên bão hòa, nó sẽ ảnh hưởng tới việc thiết lập 5G và các vần đề mà nó được dùng để giải quyết.

Một ví dụ tương tự như thế chính là IoT. Thị trường IoT vẫn chưa trưởng thành toàn diện trong khối ASEAN, tuy nhiên Ezhirpavai giải thích rằng nhờ có 5G mà “nhiều doanh nghiệp địa phương đang nhắm đến việc sử dụng thiết bị IoT quy mô lớn.”

“Một số quốc gia Đông Nam Á vẫn đang trông chờ vào 5G để kiểm nghiệm dây chuyền sản xuất và phân tích thời gian thực của cảm biến trong các doanh nghiệp IoT. Trong ví dụ này, 5G có thể được dùng với các băng thông tần số trung bình. Chúng có thể bao phủ những khu vực rộng lớn với phổ băng thông cao nhằm đạt được công suất cao hơn.”

Tuy nhiên, mặc dù 5G là một trong những nguyên lý cốt lõi của nền công nghiệp 4.0 thì phần lớn các quốc gia đang nhắm đến triển khai 5G trong vòng 2 đến 3 năm tới vẫn chưa thể cung cấp dịch vụ 4G tương xứng cho người dân.

Chẵng hạn như năm 2008, những thành phố lớn bao gồm Kuala Lumpur, Manila, Bangkok, Phnom Penh và Jakarta đều có tốc độ tải di động 4G dưới mức trung bình của thế giới, cùng với đó là người dùng ở Yangon và Hồ Chí Minh báo cáo rằng tốc độ kết nối giảm khi lượng người kết nối vào mạng 4G tăng lên.

Sau cùng, khi nói tới 5G, Gude chỉ rõ rằng Đông Nam Á có những cơ hội và thách thức giống như bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, trong một khu vực mà vừa có những thành phố mật độ dân số cao, lại có tốc độ mở rộng các khu vực nông thôn rộng lớn, thì các chính phủ và công ty viễn thông cần phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng cần thiết phải được cung cấp đầy đủ, không chỉ với các nhà mạng di động mà còn những nhà cung cấp nhỏ ở vùng nông thôn, các tổ chức kết nối cộng đồng, chủ sở hữu các tòa nhà, nhà máy và trường học. Chỉ khi đó thì 5G mới có thể trở thành hiện thực.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.cio.com