Chuyển đổi từ LiveData To StateFlow

Tram Ho

các bạn chắc là đã làm việc với LiveData trong android rồi đúng không , bài viết này mình sẽ không nói sâu về LiveData hay là Flow ( Mình sẽ nói sâu hơn vấn đề này ở phần tới ) , ở đây mình chỉ nói về lợi ích của StateFlow và tại sao chúng ta nên chuyển từ sử dụng LiveData sang StateFlow

I. Tại sao lại không nên sử dụng LiveData ?

 

Thỉnh thoảng chúng ta có thể sử dụng bị sai ở một vài chỗ nên có 2 vấn đề lớn hay mắc phải ở đây :

  • Có thể sử dụng ở mọi nơi ví dụ như ở tầng repository

  • Nó không có sự phân biệt giữa hai hàm setValue() và postValue()

 

vấn đề đầu thứ nhất : có thể gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của ứng dụng ( mình sẽ đi sâu về vấn đề này ở phần sau và cách khắc phục khi dùng Flow)

vấn đề thứ hai : điều này có thể gây ra ảnh hưởng lớn khi tải dữ liệu lên UI

II. StateFlow là gì ?

 

Theo như anh Kotlin thông báo thì :

StateFlow là một luồng có thể quan sát của chủ sở hữu trạng thái phát ra các cập nhật trạng thái hiện tại và mới cho các bộ thu của nó. Giá trị trạng thái hiện tại cũng có thể được đọc thông qua thuộc tính của nó value. Để cập nhật trạng thái và gửi nó đến luồng, hãy gán một giá trị mới cho thuộc tính value của MutableStateFlow class.

Chốt lại : Chúng ta tạm hiểu nôm na là StateFlow là thứ có thể giúp chúng ta nhận biết được dữ liệu giống như LiveData có thể biết được dữ liệu đang ở trạng thái nào và kiểm tra nó . Dữ liệu cũng giống như LiveData sẽ được truy cập thông qua thuộc tính value. Lúc trước chúng ta có class MutableLiveData để thực hiện LiveData thì giờ ta lại có MutableStateFlow thực hiện StateFlow , hình như có sự nhái nhè nhẹ ở đây (chọc chút thôi để giống nhau cho mọi người dễ dùng)

Nhìn một hồi thấy nó giống LiveData dễ sợ nhưng có chút khác biệt nhỏ ở đây , các bạn để ý kỹ xem nhé :

 

Theo như dòng code trên thì nó lại là con của SharedFlow mà thằng này là mở rộng từ thằng Flow của Coroutines, nên nó có thể có sự kết hợp nhẹ nhẹ với Coroutines để cho anh em quẩy tung bành rồi kkk. (Nếu rảnh mình sẽ viết 1 bài StateFlow kết hợp Coroutines )

  • — Có vẻ đến đây các bạn cũng biết chút khái niệm về StateFlow rồi, sau đây mình sẽ nói qua việc chuyển đổi từ LiveData sang StateFlow nhé

III. LiveData to StateFlow

 

Chúng ta có 1 bản dựng với LiveData như sau:

  • PostsFragment: hiển thị danh sách các bài đăng
  • PostViewModel: tương tác giữa fragment và repository

PostFragment.kt:

PostsViewModel.kt:

 

 

(1) vì khi setValue cho LiveData ta bắt buộc phải chạy trên MainThread chỗ nay ta phải đổi lại scope của Coroutines

Theo như dòng code trên thì nó lại là con của SharedFlow mà thằng này là mở rộng từ thằng Flow của Coroutines, nên nó có thể có sự kết hợp nhẹ nhẹ với Coroutines để cho anh em quẩy tung bành rồi kkk. (Nếu rảnh mình sẽ viết 1 bài StateFlow kết hợp Coroutines )

— Có vẻ đến đây các bạn cũng biết chút khái niệm về StateFlow rồi, sau đây mình sẽ nói qua việc chuyển đổi từ LiveData sang StateFlow nhé

Chuyển sang StateFlow

 

Cùng với mình chuyển đổi sang StateFlow nhé :

B1. “Sự mở đầu muôn thuở ” thêm thư viện coroutine vào gradle :

app.gradle:

B2: Fix một chút code ở View thôi nào “*PostsFragment.kt*” :

PostsFragment.kt:

(1) : Ở đây chúng ta sẽ sử dụng launching của coroutine để bọc lại cái phạm vi hoạt động của StateFlow và chắc chắn rằng nó sẽ hoạt động khi view nó đang ở trạng thái RESUMED

(2) : Chúng ta sẽ quan sát StateFlow bằng collecting của flow bên trong main thread

 

PostsViewModel.kt

 

(1) Chúng ta sẽ phải khởi tạo một trạng thái ban đầu khi khởi tạo 1 StateFlow

(2) Vì chúng ta đã khởi tạo ở 1 nên chỗ này sẽ không cần nữa

(3) Ở đây thay vì chúng ta trả về 1 LiveData thì giờ trả về là 1 StateFlow

(4) Điều đơn giản nhất ở đây hơn nữa là : ở trong coroutines scope ta có thể cập nhật trạng thái mới ở bất cứ đâu nên sẽ dễ dàng hơn và ít lỗi hơn khi code .

(5) Lúc trước LiveData đoạn này ta phải cần đổi sang Main Thread mới cập nhật được nhưng StateFlow thì không cần làm như vậy đơn giản hơn nhiều.

(6) Trái ngược với LiveData giá trị của StateFlow không thể null , nên chúng ta đỡ phải check null .

Vậy là đã xong nhanh chóng phải không nào, chúng ta chỉ cần :

  • đặt cho nó 1 scope croutines hoạt động và gắn liền với vòng đời của view
  • xử lý data trả về thay vì obsever thì dùng collect của flow
  • đổi một chút kiểu dữ liệu trả về tại ViewModel là xong

 

IV. Tổng kết :

Qua đây riêng cá nhân mình thì thấy nó rất hữu ích và clean code hơn so với LiveData nhưng trong khi sử dụng nó phải cẩn thận với scope của nó vì có thể gây ra những lỗi bất cẩn có thể là crash app.

Bằng cách sử dụng StateFlow mình đã thấy lợi ích như này :

  • không cần để ý đến việc nó đang gửi trạng thái trên thread nào nên sẽ an toàn cho thread
  • nó nằm bên trong coroutines nên dễ dàng kết hợp coroutines, đặc biệt có thể sử dụng cho coroutines multiplatform
  • không cần check null như là** LiveData**
  • nếu đang sử dụng coroutines hoặc flow trong dự án thì việc chuyển đổi này rất dễ dàng và kết hợp khá ăn ý với coroutines

Có một vài vấn đề cần chú ý khi sử dụng StateFlow :

  • StateFlow khá là hay nhưng mình nghĩ chỉ nên sử dụng trong việc cập nhật trạng thái dữ liệu vì mục đích thiết kế nó là “đại diện cho các trạng thái “
  • StateFlow chỉ gửi giá trị được gửi gần nhất sẽ được thu thập lại , nếu trường hợp dữ liệu mới trùng dữ liệu cũ sẽ không được phát ra ( nó kiểm tra thông qua hàm Any.equals()
  • Khi sử dụng StateFlow thì cần phải để tâm mình đang thu thập luồng khi nào và trong luồng nào . Có ví dụ đơn giản : nếu đang sử dụng với launch() thay vì sử dụng launchWhenResumed() có nghĩa là bạn có thể cập nhật lại dữ liệu được khi view đã bị hủy , chính vì thế nên mình khuyên nên đi kèm theo viewLifecycleScope để có thể kiểm soát nó một cách tốt hơn . 

Cảm ơn các bạn đã đọc , vì một cộng động Andoird lớn mạnh hơn mong các bạn có thể cho mình xin review cũng như những bổ sung để mình cải thiện bài viết sau !

Có thể tham khảo thêm từ nguồn sau : https://medium.com/swlh/migrating-from-livedata-to-stateflow-4f28d6889a04

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo