‘ChatGPT không đáng tin cậy trong lĩnh vực pháp lý’

Tram Ho

Tại buổi thảo luận về chủ đề: “Những phát triển quốc tế mới nổi về Trí tuệ nhân tạo và tác động đối với các tác phẩm sáng tạo và bản quyền: Tác động đến thế giới IP”, do Liên minh Sáng tạo nội dung số (Digital Content Creation Alliance – DCCA) phối hợp với Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) tổ chức mới đây tại Hà Nội, Giáo sư Jane C. Ginsburg (trường ĐH Luật Columbia, Mỹ) đã trao đổi về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến hoạt động sáng tạo và bản quyền trên toàn thế giới.

ChatGPT không đáng tin cậy trong lĩnh vực pháp lý - Ảnh 1.

Giáo sư Jane C. Ginsburg (trường ĐH Luật Columbia, Mỹ) trong buổi chia sẻ về tác động của AI tới quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.

Giáo sư Jane đã chia sẻ về quá trình xây dựng và phát triển của luật bảo vệ bản quyền tại Mỹ, những vấn đề bản quyền đang diễn ra tại Việt Nam và Hàn Quốc, bà cũng trao đổi về kinh nghiệm xử lý các vấn đề an ninh mạng và cách thích ứng với những thay đổi của xã hội.

Đặc biệt, Giáo sư đề cập đến những vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI), một vấn đề đang rất được quan tâm trên thế giới. Bà cho rằng các thông tin mà ChatGPT trả lời có vẻ rất thông minh và thú vị, tuy nhiên càng đọc kỹ thì có thể thấy đó là những thông tin góp nhặt từ nhiều nguồn và không thật sự có nhiều ý nghĩa, đặc biệt là vấn đề tư vấn pháp luật. Giáo sư Jane khuyến cáo sinh viên không nên dùng các ứng dụng AI để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu hay học tập vì những thông tin này không hoàn toàn tin cậy.

ChatGPT không đáng tin cậy trong lĩnh vực pháp lý - Ảnh 2.

Giáo sư Jane đã có những chia sẻ về vấn đề sở hữu trí tuệ với thành viên của Liên minh Sáng tạo Nội dung số (DCCA) và nhân sự của Sconnect.

Internet trở thành một phần không thể thiếu của đời sống xã hội, mở ra một thế giới phẳng xóa tan nhiều ranh giới thì các sản phẩm sáng tạo cần có những biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn. Đặc biệt, chúng ta dễ dàng nhận thấy được sự phát triển vượt trội của công nghệ và việc trí tuệ nhân tạo bắt đầu tham gia nhiều hơn vào đời sống sẽ tạo nên những tác động không nhỏ đến cục diện đa ngành nghề.

Công nghệ càng phát triển cũng đi đôi với việc ngày càng có nhiều hình thức vi phạm bản quyền từ vô tình đến có chủ ý, chính vì thế mà việc cập nhật cũng như hiểu rõ về cách bảo vệ bản quyền trên nền tảng số sẽ giúp các nhà sáng tạo nội dung, các nhà kinh doanh trên nền tảng số bảo vệ tốt hơn tài sản trí tuệ của mình.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk