Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10

Tram Ho

Bên cạnh độ phân giải cao như 4K, một trong những yếu tố mà nhiều màn hình hiện đại ngày nay tận dụng làm “cần câu khách” chính là tần số làm tươi cao. Thông thường, bạn sẽ thấy các hãng quảng cáo màn hình của họ có tấm nền 120Hz hoặc 144Hz. Đây là một đặc điểm khiến người dùng rối trí, bởi chẳng mấy ai biết những con số đó có nghĩa là gì, và không như hầu hết các cải tiến khác, tần số làm tươi không ảnh hưởng đến độ chính xác màu sắc hay độ phân giải.

Người dùng thông thường sẽ cho rằng “120Hz” có liên quan gì đó đến hiệu năng bởi nó có vẻ tương tự như cách người ta miêu tả xung nhịp vi xử lý. Trên thực tế, Hz ở đây miêu tả một thứ khác: tần số làm tươi.

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10 - Ảnh 1.

Tần số làm tươi là số lần trên mỗi giây mà một màn hình sẽ làm tươi hình ảnh trên đó. Bởi chuyển động thực ra là sự khác biệt giữa các khung hình, tần số làm tươi sẽ đặt một giới hạn cứng lên tần số khung hình có thể thấy được. Tần số làm tươi không phải giống như tần số khung hình. Tần số làm tươi là một thuộc tính của màn hình, trong khi tần số khung hình là một thuộc tính của thông tin đang được gửi đến màn hình đó.

Nếu bạn có thể chạy một tựa game ở 100 khung hình/giây, bạn sẽ thấy được lợi thế thực sự khi chơi nó trên một màn hình có thể làm tươi được 100 lần mỗi giây. Nhưng nếu bạn xem một bộ phim ở 24 khung hình/giây, màn hình dù có tần số làm tươi cao hơn cũng không mang lại sự khác biệt.

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10 - Ảnh 2.

Nếu bạn là game thủ, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ việc chuyển sang màn hình có tần số làm tươi cao so với việc nâng cấp lên 4K – cả hai việc đều buộc bạn phải bỏ ra một khoản tiền nhất định. Màn hình 120Hz hay 144Hz sẽ giúp chơi game mượt mà hơn, không bị xé hình, độ trễ đầu vào thấp hơn.

Mặc định, khi kết nối màn hình vào máy tính, tần số quét của màn hình sẽ được tự động nhận “60Hz”, nếu bạn muốn nâng tần số quét lên cao hơn thì phải thực hiện thủ công.

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10 - Ảnh 3.

Để có thể nâng tần số quét màn hình lên tối đa thì bạn cần phải sử dụng cáp Displayport thay vì HDMI, bởi vì đối với các màn hình có tần số quét cao thì cáp HDMI sẽ không thể tận dụng hết tối đa được tần số quét của màn hình.

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10 - Ảnh 4.

Nhấn chuột vào nút Start và chọn Settings.

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10 - Ảnh 5.

Trong Settings, hãy nhấp vào System.

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10 - Ảnh 6.

Nhấn vào Display. Trong danh sách các tùy chọn, bạn hãy cuộn xuống mục Multiple display và nhấn chọn dòng “Advanced display settings”.

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10 - Ảnh 7.

Cửa sổ tùy chỉnh hiện ra, ở đây bạn sẽ có 2 cách để thiết lập tần số quét cho màn hình. Bao gồm dòng “Display adaptor properties for Display 1” và “Refresh Rate”.

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10 - Ảnh 8.

Nếu chọn Display adaptor properties for Display 1, cửa sổ thiết lập từ card màn hình sẽ xuất hiện. Bạn hãy nhấn vào tab “Monitor” và điều chỉnh tần số quét ở mục Screen refresh rate. Sau đó nhấn Apply > OK để lưu lại.

Cách thiết lập tần số quét tối đa của màn hình máy tính trên Windows 10 - Ảnh 9.

Nếu chọn tùy chỉnh từ Refresh Rate, bạn chỉ đơn giản là chọn tần số mình muốn là được. Thiết lập sẽ có hiệu lực ngay lập tức.

Nếu bạn không phải  là game thủ, chuyển sang màn hình với tần số làm tươi cao sẽ không mang lại hiệu quả đáng kể. Dù độ phân giải chuyển động sẽ được cải thiện thấy rõ, nhưng những lợi ích của nó rất khó để phát hiện ra.

Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn. 

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk