Cách đơn giản để thực hiện một buổi Sprint Retrospective

Tram Ho

Sprint Retrospective là gì ?

Mục đích của Sprint Retrospective là để lập kế hoạch những cách tăng chất lượng và hiệu quả.

Scrum Team kiểm tra Sprint đã diễn ra như thế nào qua các yếu tố như con người, tương tác, quy trình, công cụ và Definition of Done. Những yếu tố được kiểm tra thường khác nhau tuỳ lĩnh vực cũng như công việc của team. Những khó khăn khiến họ lệch hướng được xác định và nguồn gốc của chúng được khám phá. Scrum Team thảo luận những gì tốt trong Sprint, những vấn đề đã gặp và làm thế nào những vấn đề đó được (hoặc chưa được) giải quyết.

Scrum Team xác định những thay đổi hữu hiệu nhất để cải thiện tính hiệu quả. Những cải tiến có hiệu quả tốt nhất sẽ được thực hiện càng sớm càng tốt. Chúng thậm chí có thể được đưa vào Sprint Backlog cho Sprint tiếp theo.

Sprint Retrospective sẽ kết thúc một Sprint. Nó được giới hạn tối đa trong ba tiếng cho Sprint một tháng. Cho những Sprint ngắn hơn, sự kiện này thường sẽ ngắn hơn.

Có rất nhiều cách để tiến hành một buổi Sprint Retrospective. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu một cách tương đối đơn giản nhưng rất hiệu quả, đã được kiểm chứng thông qua một thời gian dài.

The Start, Stop and Continue Retrospective

Phương pháp này được gọi là “start, stop and continue” bởi vì trong suốt buổi họp các thành viên trong team sẽ phải trả các câu hỏi họ sẽ bắt đầu, dừng lại và tiếp tục làm gì trong sprint sắp tới.

Bắt đầu với “Start”. Là những công việc mà thành viên trong nhóm nghĩ rằng team nên thêm vào quy trình làm việc của mình. Ví dụ:

  • Show kết quả task của team cho khách hàng sớm hơn
  • Xác định acceptance test sớm và cùng với khách hàng thực hiện nó
  • Đi làm sớm để tham dự Daily Scrum đúng giờ
  • Thực hiện cross review code

Danh sách “Stop” là những việc mà thành viên của team nghĩ rằng thực hiện nó không hiệu quả hoặc làm lãng phí thời gian. Team nên nghiên cứu và thống nhất ngừng làm nó. Ví dụ:

  • Dành hơn 15 phút cho Daily Scrum
  • Pull request phải được tất cả các thành viên trong nhóm apporve
  • Tất các các task đều phải có detail design

Danh sách “Continue” chứa các công việc mà team muốn tiếp tục thực hiện nhưng vẫn chưa hình thành thói quen hoặc chưa đạt được mục đích như mong muốn. Bất kỳ công việc nào trong danh sách “Start” đều có thể được chuyển vào “Continue” trong một vài Sprint. Khi công việc đó đã trở thành thói quen hoặc đạt được mục đích ban đầu sẽ được xóa khỏi “Continue”

Sử dụng nhiều cách để thu thập thông tin

Scrum Master có thể yêu cầu các thành viên trong team cung cấp các mục công việc theo nhiều cách khác nhau. Đơn giản nhất là chỉ cần nói “Hãy hết lên” và các thành viên trong team có thể lần lượt đưa ra các ý kiến của mình hoặc bạn có thể đi quanh phòng và random chọn lần lượt các thành viên để yêu cầu họ nói ra.

Đôi lúc bạn có thể nhân mạnh vào một công việc cụ thể (thường là trong danh sách “Stop”). Bạn phát cho các thành viên giấy và bút và yêu cầu cả team tập trung trong vòng vài phút để viết ra những điều mà họ muốn bắt đầu, dừng lại hoặc tiếp tục.

Việc kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin là rất quan trọng. Nó giúp giảm sự nhàm chán trong cuộc họp và kích thích thêm nhiều ý tưởng mới mẻ từ team.

Vote

Sau khi chúng ta đã có đủ ý tưởng cho các danh sách “Start”, “Stop”, các thành viên trong team tiến hành vote. Scrum Master có thể yêu cầu mỗi thành viên trong team vote cho một hoặc nhiều mục, công việc khác nhau (có thể vote nhiều công việc cùng một danh sách trong 2 loại ở trên) sẽ được thực hiện trong các sprint tiếp theo.

Việc thực hiện vote nhiều lựa chọn cho phép nhóm quyết định thực hiện nhiều công việc cải thiện hơn. Thông thường không nên cho quá 3 lựa chọn. Việc chọn quá nhiều mục cũng như công việc sẽ làm giảm độ quan trọng của những việc đã chọn.

Ngoài ra hãy thảo luận các mục trong danh sách “Continue” đã đạt chưa, nếu không còn quan trọng nữa thì hãy loại bỏ.

Lần Sprint Retrospective tiếp theo

Trong lần Sprint Retrospective của Sprint tiếp theo, mình khuyến nghị Scrum Master đưa ra các danh sách được tạo ở lần trước đó (cả những công việc được chọn và không được chọn). Điều này có thể giúp khởi động cuộc họp một cách nhanh chóng hơn vì mọi người đều đã phần nào nắm bắt được các danh sách trên.

Hãy viết lên một tấm bảng lớn không màu mè (hãy nhớ quy tắc low tech high touch) sẽ giúp team bạn tập trung và ra quyết định hiệu quả hơn. Các ý tưởng sẽ luôn ở đó nếu nhóm cần hoặc chỉ muốn tham khảo một cách dễ dàng.

Sau tất cả hãy tiếp tục khởi động quy trình Start Stop Continue.

Lợi ích của phương pháp Start, Stop and Continue Retrospective

  • Nhanh chóng
  • Dễ dàng
  • Hiệu quả
  • An toàn

Một cuộc Start, Stop and Continue bám sát vào định hướng hành động, ít bị cảm xúc hóa. Chúng ta sẽ không hỏi các thành viên trong team cảm thấy thế nào (vui, buồn, hạnh phúc, tức giận …). Nhiều người nói rằng điều quan trọng là phải thấu hiểu cảm xúc của các thành viên. Nhưng trong một số trường hợp điều đó chưa hẳn đã chính xác. Trong phương pháp này chúng ta cần xác định nhanh chóng những việc cần làm để giúp cho team tốt hơn.

Mỗi công việc được tạo ra sẽ trực tiếp dẫn đến sự thay đổi trong hành vi. Team sẽ bắt đầu, ngừng lại hoặc tiếp tục làm điều gì đó cho đến khi hình thành thói quen.

Nguồn : https://www.mountaingoatsoftware.com/blog/a-simple-way-to-run-a-sprint-retrospective

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo