Các Sinh Viên Việt Nam Tạo Ra Chiếc Gương Công Nghệ Cao Với Đa Chức Năng

Ngoc Huynh

Một thành viên của nhóm PIV-VK và chiếc gương thông minh

Một nhóm các sinh viên đến từ Đà Nẵng đã tạo ra một chiếc gương công nghệ cao với đa chức năng, họ gọi đây là một “chiếc gương thông minh.”

Nhóm PIV-VK bao gồm Lê Tự Hiếu, Phan Ngọc Diệp, và Nguyễn Hữu Vinh đến từ lớp 10DT2 khoa điện tử – viễn thông, Trường đại học Bách khoa Ðà Nẵng đã biến một chiếc gương bình thường trở thành một công cụ đa chức năng được ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Chiếc gương được trang bị mạch điện tử có độ dày 10cm, một màn hành cảm ứng, và bộ phận chỉ thị trạng thái.

Chiếc gương cho phép người dùng nghe nhạc và đọc sách trong lúc họ đang soi gương.

Chiếc gương với kích thước là 50cm x 70cm cũng có thể đọc tin nhắn, đưa ra thông tin thời tiết, và có khả năng kết nối đến hệ thống Bluetooth của điện thoại, cũng như thông báo người dùng về tình trạng sức khỏe của họ thông qua các thông kê về chiều cao, cân nặng và nhịp đập của tim.

Bạn Phan Ngọc Ðiệp (trưởng nhóm PIV-VK) cho biết ý tưởng làm chiếc gương thông minh xuất phát từ thời điểm nhóm quyết định tham dự cuộc thi “Texas Instruments MCU Contest 2014” từ tháng ba đến tháng mười một năm ngoái.

“Ban đầu chúng tôi nhắm vào mục tiêu tạo ra một sản phẩm công nghệ với các chức năng chăm sóc sức khỏe, bao gồm các phép đo về chiều cao và cân nặng,” Diệp cho biết. “Chúng tôi đã giành giải nhì.”

Tuy nhiên, nhóm nhận ra rằng sản phẩm hơi chán và không hấp dẫn với người dùng, và nhóm đã nảy ra ý tưởng là sẽ tích hợp tất cả các công nghệ vào chiếc gương, một vật dụng được sử dụng hàng ngày.

Theo bạn Diệp, nhóm cũng đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề tài chính. Chi phí để làm ra chiếc gương là 6 triệu đồng (tương đương 280 đôla Mỹ), thậm chí chi phí này có thể cao hơn nữa. Nguồn kinh phí từ quỹ của trường và tiền túi của họ.

Một vấn đề khác là thật không dễ để tìm ra các phụ tùng cho chiếc gương thông minh.

“Bên cạnh một vài phụ tùng được tài trợ bởi ban tổ chức cuộc thi, thì chúng tôi đã phải ra Hà Nội và vào thành phố Hồ Chí Minh để mua hay đặt hàng từ nước ngoài,” bạn Lê Tự Hiếu cho biết.

Thiết kế của chiếc gương cũng là một thử thách. Vì công nghệ sản xuất bảng mạch chính ở miền Trung thì không phát triển bằng các thành phố lớn, bảng mạch chính khá lớn.

“Về cơ bản, chiếc gương thông minh đã hoàn thành nhưng nhóm của chúng tôi vẫn chưa vui,” bạn Diệp nói. “Chúng tôi muốn tìm ra một công ty hay một nhà tài trợ để làm việc cùng nhau và phát triển, nâng cao sản phẩm, để mang chiếc gương thông minh đến với khách hàng.”

“Chiếc gương chỉ phát huy hết công năng của nó khi được áp dụng vào thực tế”

PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, trưởng khoa điện tử – viễn thông Trường đại học Bách khoa Ðà Nẵng, cho biết: ông đánh giá cao tính khả thi của sản phẩm.

“Các bạn đã làm chủ được công nghệ lập trình vi điều khiển và kết hợp mạng di động,” ông nói. “Chiếc gương có khả năng tùy biến, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng, người dùng”

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://tuoitrenews.vn/