Các sinh viên IT Việt Nam cần nâng cao các kỹ năng mềm
- Ngoc Huynh
Các kỹ năng mềm và kiến thức mà các sinh viên Việt Nam tích lũy được trong thời gian ngồi ghế nhà trường có thể không giúp ích họ nhiều khi muốn chứng tỏ khả năng của mình với các nhà tuyển dụng tiềm năng.
“Các kỹ năng mềm đã không đáp ứng được nhu cầu của ngành CNTT.” theo ý kiến của các nhà tuyển dụng và nhà giáo dục tại cuộc hội thảo về Công Nghệ Thông Tin và Viễn Thông đã được tổ chức gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh.
Theo một nghiên cứu của FPT Software, các nhà tuyển dụng có một cái nhìn khá tiêu cực về các lao động trẻ của Việt Nam, và chỉ ra rằng các lao động thiếu kỹ năng giao tiếp và khả năng tương tác giữa các cá nhân với nhau, kỹ năng quản lý thời gian và làm việc nhóm.
“Chính phủ và các nhà giáo dục đơn giản đã không chú trọng nhiều vào quá trình đào tạo để hỗ trợ sự phát triển của các kỹ năng mềm và đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp,” ông Hoàng Nam Tiến, chủ tịch HĐQT của FPT cho biết.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng mỗi năm có khoảng 32,000 sinh viên IT tốt nghiệp, nhưng chỉ có 25% (tương đương với 9,000 sinh viên) trong số này có trình độ nghiệp vụ hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu ngày nay.
Bên cạnh đó các sinh viên còn thiếu về kỹ năng ngoại ngữ, ông Tiến cho biết chỉ có khoảng 10% (hoặc chỉ có khoảng 3,000 sinh viên) biết tiếng Anh và tiếng Nhật.
Ông Tiến gạch dưới nhu cầu về việc “đánh giá lại” thực trạng hiện tại do sự thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực được đào tạo thành thạo và tầm quan trọng đáng kể của ngành CNTT đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Các kỹ năng mềm thì vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và khả năng sẵn sàng giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cốt yếu của các doanh nghiệp, ông Tiến nói.
Ông Trương Gia Bình, chủ tịch của Hiệp Hội Phần Mềm Việt Nam (VINASA) cho biết ông không đồng quan điểm với ông Tiến và nói thêm rằng các công ty Nhật Bản đã phàn nàn với hiệp hội về vấn đề này.
Cụ thể, nhiều công ty Nhật cần các ứng viên có chất lượng đáp ứng các yêu cầu của họ và họ sẵn sàng trả mức lương cao gấp đôi hay gấp ba cho các ứng viên mới tốt nghiệp nhưng có chất lượng, ông Bình nhấn mạnh.
Giải pháp mà ông Tiến đề xuất đó là các đại học Việt Nam nên có các giảng viên và các giáo sư người Nhật tham gia trong quá trình giảng dạy hoặc gửi các sinh viên Việt Nam sang Nhật để học tập.
Phải thừa nhận rằng, khó có thể đào tạo các kỹ năng mềm ở trường, và các kỹ năng này sẽ dần được hình thành trong quá trình làm việc dù đó là thực tập, làm tình nguyện, hay làm bán thời gian.
Vì vậy, các nhu cầu đào tạo phải linh hoạt với các chương trình thực tập và thời gian học việc hơn cùng với các hoạt động được tổ chức tại lớp học, ông Tiến đề xuất.
Ông Phan Thanh Bình, hiệu trưởng trường đại học quốc gia TPHCM cũng đồng ý với các đề xuất của ông Tiến và cho rằng có sự tương quan cao giữa sinh viên tốt nghiệp cùng với sự thành thạo các kỹ năng mềm và sự nghiệp thành công.
Các kỹ năng này là sự cần thiết để những người với những kỹ năng và tính cách khác nhau có thể làm việc hiệu quả với nhau trong một tổ chức và không có sự bất đồng.
Các kỹ năng mềm về cơ bản là cần thiết, ông Bình nói.
Nguồn bài viết : http://www.dtinews.vn/