Các nhà khoa học: Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng từ “rác thải công nghệ” nếu Bộ không hành động

Ngoc Huynh

Các nhà khoa học cảnh báo: nếu Việt Nam không đặt ra một lệnh cấm để ngăn chặn các thiết bị và máy móc cũ đi vào nước ta, thì Việt Nam sẽ biến thành bãi rác công nghệ của thế giới.

Mặc dù, bộ Khoa Học và Công Nghệ đã nới lỏng các yêu cầu về việc nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, nhưng điều này vẫn chưa làm hài lòng các doanh nghiệp.

Còn các nhà doanh nghiệp thì than phiền rằng có quá nhiều quy địnhbất hợp lý trong dự thảo thông tư về việc quản lý nhập khẩu công nghệ đã qua sử dụng, khăng khăng xóa bỏ các yêu cầu.

Họ tin rằng sẽ tốt hơn hết nếu để cho các doanh nghiệp quyết định những gì cần phải nhập khẩu, bởi vì các doanh nghiệp biết họ cần gì để tối ưu hóa việc sản xuất của mình.

Các doanh nghiệp cho rằng các cơ quan giám sát không nên đặt ra các yêu cầu tương tự về công nghệ và máy móc trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ với khả năng tài chính hạn hẹp, thì nên “liệu cơm gắp mắm” thay vì lãng phí tiền bạc vào các công nghệ hiện đại không cần thiết.

Hiện nay vẫn chưa rõ ràng về câu cả trả lời của Bộ Khoa Học và Công Nghệ với đề xuất của các doanh nghiệp. Trước đây Bộ cũng đã bãi bỏ việc thi hành thông tư 20 khi các công ty than phiền về các vấn đề trong văn bản luật.

Bộ Khoa Học và Công Nghệ cảnh báo Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề theo thông tư.

GS-TS Phạm Ngọc Đăng, thành viên của Ủy Ban Quốc Gia về Phát Triển Bền Vững, và chủ tịch của Hiệp Hội Môi Trường Xây Dựng Việt Nam, cho biết ông ủng hộ bản dự thảo thông tư được biên soạn bởi bộ khoa học và công nghệ.

Ông Đăng cho rằng phản ứng của các doanh nghiệp với bản dự thảo thông tư đã được dự đoán từ trước.

“Các doanh nghiệp đã quen với việc đưa ra các yêu sách và họ luôn mong các yêu cầu của họ được đáp ứng,” ông nói.

Ông Đăng nhận định các doanh nghiệp muốn nhập khẩu các máy móc đã qua sử dụng thay vì các máy móc mới bởi vì họ chỉ xem xét đến các lợi ích ngắn hạn, chứ không muốn các kế hoạch phát triển dài hạn.

“Rõ ràng thiết bị cũ sẽ sinh ra lượng rác thải lớn hơn các thiết bị mới, và hiệu quả sử dụng năng lượng cũng sẽ thấp hơn,” ông cho biết.

Ông Đăng đã từng là một quan chức nhà nước, nói rằng khi ông và các đồng nghiệp thảo luận về Luật Môi trường năm 2005, họ đã cố gắng để thiết lập các quy định để ngăn chặn các công nghệ cũ đi vào Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường có thể tìm thấy những lỗ hổng pháp lý để đưa máy cũ vào Việt Nam, mà chắc chắn sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

“Bộ khoa học và công nghệ cần phải hành động vì lợi ích của cả dân tộc, chứ không chỉ vì lợi ích của các doanh nghiệp,” ông nói

Ông Nguyễn Khắc Kinh, cựu quan chức cấp cao của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lưu ý rằng Việt Nam cần phải học những bài học từ việc nhập khẩu các công nghệ cũ để sản xuất xi măng, và rằng những sai lầm tương tự như thế không nên được lặp đi lặp lại.

Ông Kinh cảnh báo rằng nếu Việt Nam không có “một người bảo vệ an ninh” để ngăn chặn các công nghệ cũ, thì Việt sẽ bị ngập tràn công nghệ lạc hậu của Trung Quốc khi chính phủ Trung Quốc đã quyết định loại bỏ công nghệ cũ từ các nhà máy của mình.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/