Các Nhà Khoa Học Việt Nam Phát Triển Ứng Dụng Dựa Trên Nền Tảng Android Để Giúp Người Mù Xài Điện Thoại Thông Minh

Ngoc Huynh

Nhà khoa học thuộc nhóm AILab thử dùng ứng dụng VOS trên chiếc điện thoại thông minh của mình

Một nhóm các nhà khoa học đến từ một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh đã biến giấc mơ của những người bị khiếm thị có thể sử dụng smartphone thành sự thật bằng việc phát triển một ứng dụng dựa trên nền tảng Android có khả năng đọc những gì mà người sử dụng chạm vào màn hình thiết bị thì màn hình sẽ phát ra giọng đọc bằng tiếng Việt.

Bất cứ khi nào người sử dụng dùng tay chạm và dừng lâu ở chương trình nào, thì ứng dụng VOS sẽ nhận biết các ứng dụng mà những người khiếm thị đang chỉ vào và sẽ đọc lớn tên của các ứng dụng đó bằng giọng đọc chuẩn Hà Nội.

Ứng dụng này sẽ giúp những người khiếm thị định rõ liệu họ có đang sử dụng đúng ứng dụng, “như thể có một ai đó đang đứng đằng sau và nói với họ những gì phải làm với điện thoại thông minh,”một trong những người lập trình ứng dụng này nói.

VOS có giọng miền Nam đặc trưng đã được phát triển bởi các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo (AlLab) thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), thực hiện theo đơn đặt hàng của Bộ Thông tin và Truyền thông.

“Chúng tôi đã xây dựng một cơ sở dữ liệu âm thanh chứa đựng 7,000 từ tiếng Việt khác nhau,” PGS.TS Vũ Hải Quân, trưởng nhóm AlLab đã cho biết.

“Chúng tôi cũng đã thu âm 1,357 từ tiếng Anh mà đang sử dụng rộng rãi trên các điện thoại cầm tay, và 939 từ tiếng Việt không dấu.”

Nhờ có cơ sở dữ liệu khổng lồ này, mà ứng dụng VOS thậm chí có thể đọc được các con số, các ký hiệu khoa hoạc, chữ viết tắt, và các đoạn văn bản tiếng Việt không dấu, ông Vũ Hải Quân đã nói thêm.

Ông Quân nói rằng VOS là sản phẩm tổng hợp tiếng nói đầu tiên tạo ra giọng nói nhân tạo tiếng Việt được chuyển thể lên nền tảng di dộng.

“Ứng dụng hoạt động tốt với các chức năng đọc màn hình chạy trên nền tảng Android,” ông Quân cho biết

Chức năng đọc màn hình là một ứng dụng phần mềm mà cố gắng để xác định và phiên dịch những gì được hiển thị trên màn hình, và sự phiên dịch sau đó được giới thiệu lại với người sử dụng bằng tiếng nói, biểu tượng âm thanh, hay một thiết bị đầu ra bằng chữ Braille.

Hồ Minh Nhật, một thành viên nhóm nghiên cứu cho biết ứng dụng VOS có thể dùng được trên 80% các loại smartphone đang được sử dụng rộng rãi.

Khi được hỏi tại sao AlLab đã chọn phát triển VOS trên nền tảng Android thay vì các hệ điều hành điện thoại khác, ông Quân đã chỉ ra ưu thế vượt trội của nền tảng Android trên thị trường.

Android đang dẫn đầu thị trường chiếm 81.3% thị phần, tiếp đó là iOS 13,4%, Windows Phone 4,1%, BlackBerry 1%.. theo như phó giáo sư cho biết.

“Chúng tôi muốn tạo ra một sản phẩm mà dễ dàng sử dụng đối với bất kỳ người khiếm thị nào,” ông nói thêm.

Việt Nam hiện đang có khoảng 2 triệu người khiếm thị, theo như một ước tính của tổ chức y tế thế giới.

Ông Nguyễn Quốc Phong, giám đốc một mái ấm mà cung cấp các tiện nghi dành cho người mù, đã nói rằng ứng dụng này thật sự ấn tượng.

“Bộ đọc có ngữ điệu rất hay,” ông nói

“Dường như lướt smartphone đến đâu tôi được chỉ dẫn đến đó.”

Ông Phong đã nhấn mạnh rằng ứng dụng VOS đã ‘xóa bỏ trở ngại của người khiếm thị trong việc dùng smartphone bằng tiếng Việt’

VOS được đưa lên Google play từ ngày 18-12 và người dùng có thể tải về miễn phí. Người dùng cần phải có chức năng đọc màn hình như Talk Back trên các điện thoại cầm tay trước khi cài đặt ứng dụng.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://tuoitrenews.vn/