Các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến bảo mật dữ liệu

Ngoc Huynh

Doanh thu dành cho các phần mềm bảo mật ở Việt Nam đã đạt được mức $16.6 triệu đôla vào năm ngoái, tăng gần 12% so với năm 2013, theo một báo cáo gần đây của công ty IDC.

Dự kiến trong năm 2015 sẽ đạt mức tăng trưởng tương tự, đặc biệt là đối với các ứng dụng dựa trên nền tảng điện toán đám mây.

Cuộc khảo sát IDC dành cho thị trường phần mềm trong sáu tháng cuối năm 2014 ở châu Á Thái Bình Dương đã chỉ ra chi tiêu dành cho an ninh mạng, bao gồm các hệ thống ngăn chặn sự xâm nhập và các ứng dụng bức tường lửa, đã tăng gần 20% trong năm 2014 so với năm 2013.

“Về hướng đầu tư cho bảo mật, các công ty Việt Nam vẫn tập trung vào bảo mật cho thiết bị đầu cuối và hệ thống mạng trong khi đó giảm chi tiêu cho giải pháp bảo mật về Web và Messaging” theo ông Hà Ngọc Khương – chuyên viên phân tích thị trường của IDC Việt Nam.

Trong 2014, thị trường bảo mật thiết bị đầu cuối tăng trưởng khá tốt với 12,4% do việc gia tăng mua sắm đầu tư từ khối chính phủ, và truyền thông. Các công ty trong nước đã tăng đầu tư cho big data và điện toán đám mây là yếu tố chính để dự báo khả quan hơn.

Trong sáu tháng cuối năm 2014, bảo mật cho các thiết bị đầu cuối trên các đám mây công cộng tăng 102% so với cùng kỳ năm 2013 và dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 74% trong năm 2015.

Trong khi đó, các công ty trong nước vẫn đang đang ở giai đoạn đầu triển khai nền tảng di động và phát triển các nền tảng di động dành cho doanh nghiệp.

Theo một cuộc khảo sát của IDC được công bố tại sự kiện Viet Nam Enterprise Mobility Breakfast Briefing vào đầu tuần này, sẽ có sự tăng trưởng khiêm tốn trong việc triển khai các giải pháp di động trong năm nay.

“Các giải pháp di động rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước vì nó sẽ giúp họ tăng hiệu quả kinh doanh”, ông Võ Lê Tâm Thanh của IDC Việt Nam cho biết.

“Các doanh nghiệp cần có chiến lược di động đúng để bắt kịp với môi trường di động hiện nay,” Daniel Pang, Giám đốc của nhóm nghiên cứu thiết bị di động của IDC ASEAN cho biết.

“Có rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang chú trọng vào các kết nối với khách hàng của mình thông qua máy tính cá nhân, nhưng họ cần phải chuyển sang các thiết bị di động bởi vì năm nay chúng ta sẽ thấy có khoảng 650 triệu người chỉ sử dụng mobile-internet tại Châu Á Thái Bình Dương,,” ông nói.

Chi phí cho các doanh nghiệp di động được dự kiến đạt trên 22 tỷ USD vào năm 2015 trong khu vực.

Xu hướng chi tiêu di động doanh nghiệp trong khu vực dự kiến ​​sẽ vượt mốc 22 tỷ USD trong năm 2015.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://www.vir.com.vn/