Các Công Ty Khởi Nghiệp Của Việt Nam Đánh Giá Indonesia, Philippine Là Thị Trường Tiềm Năng
- Ngoc Huynh
Các vị khách mời chia sẻ ý kiến của mình về sự cạnh tranh của các công ty khởi nghiệp Việt Nam với các công ty nước ngoài. Từ trái sang phải: ông Trần Hải Linh, CEO của Sendo; ông Phạm Anh Đức, nguyên giám đốc marketing của Lazada Việt Nam; ông Đặng Việt Dũng, tổng giám đốc của Uber Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Anh, tổng giám đốc của GrabTaxi Việt Nam và ông Nguyễn Hồng Trường, phó chủ tịch của quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam
Tại cuộc hội thảo “Start-ups 2015” được tổ chức gần đây tại Hà Nội, các vị khách mời cho rằng Indonesia và Philippine là những nước có tiềm năng phát triển to lớn đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam
Ông Đỗ Tuấn Anh – người sáng lập và đồng thời là tổng giám đốc của công ty Appota, là nhà phân phối nền tảng nội dung di động cho rằng Indonesia có những đặc điểm giống với Việt Nam vào mấy năm về trước, nhưng thị trường của nó đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.
“Cơ sở hạ tầng internet của Indonesia thì ít phát triển. Hai năm trước, tốc độ internet của nó chậm như các dịch vụ được cung cấp bởi kết nối qua điện thoại. Các nhà cung cấp nội dung kỹ thuật số phải phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, vì vậy họ không thể nâng cao chất lượng nội dung,” ông Đỗ Tuấn Anh đã phát biểu
Công ty Appota đã nhận được khoản đầu tư Series B từ các nhà đầu tư Singapore và Nhật Bản vào năm ngoái nhằm mở rộng hoạt động trong khu vực. Hiện tại công ty này có các chi nhánh ở Singapore và Indonesia, với khoảng 2 triệu người dùng ở Indonesia.
Ông Anh cho biết công ty vẫn chưa thu được lợi nhuận từ thị trường Indonesia, và khó khăn lớn nhất của công ty đó là công ty không có khả năng đầu tư ban đầu để thu về lợi nhuận hàng triệu đôla.
Ông Anh cũng đã liệt kê ra ba yếu tố quan trọng mà các công ty khởi nghiệp nên cân nhắc khi quyết định tiến vào thị trường quốc tế như: ngôn ngữ và văn hóa, luật pháp, và tìm kiếm đối tác.
“Các công ty khởi nghiệp nên tiếp thị các sản phẩm của mình ra ngoài Việt Nam. Ai mà biết được các sản phẩm của doanh nghiệp của bạn tuy không phù hợp với thị trường trong nước, nhưng lại thích hợp ở những nước khác thì sao”, ông Anh lưu ý
Các doanh nhân Việt Nam trò chuyện với ông Bobby Liu (đứng thứ hai, từ phải sang), là người sáng lập ra Hub.IT ở Hà Nội
Ông Nguyễn Khánh Trình, người sáng lập và đồng thời là giám đốc điều hành của CleverAds cho biết các công ty trong nước nên tìm hiểu thông tin từ các thị trường nước ngoài trước khi quyết định đầu tư. Ông cũng nói thêm rằng khi tiến vào thị trường Indonesia và Philippine, thì CleverAds đã sử dụng dữ liệu của Google để tìm hiểu về các thị trường này.
“Giống như người Việt Nam, thì người Indonesia và Philippine cũng rất sùng ngoại. Vì vậy, khi có một doanh nghiệp với các sản phẩm tốt xuất hiện ở nước của họ, và được cho là thích hợp thông qua các tiêu chuẩn so sánh, thì các khách hàng sẽ sẵn sàng mua các sản phẩm,” ông Trình cho biết
Các công ty khởi nghiệp của Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài
Năm 2014 đã chứng kiến nhiều công ty lớn của nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam, chẳng hạn như GrabTaxi và Uber. Ông Nguyễn Tuấn Anh, tổng giám đốc của GrabTaxi Việt Nam nói có sự cạnh tranh ác liệt giữa các ứng dụng đặt chỗ taxi vào năm ngoái, nhưng trong năm nay sẽ xuất hiện nhiều ứng dụng mới.
“Gần đây chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của các ứng dụng hỗ trợ giúp việc nhà như Taske và viecnha.vn…. Có nhiều thị trường thích hợp,” ông nói, và ông cũng khuyên các công ty khởi nghiệp cũng nên theo xu hướng này.
Ông Anh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường. “Để chi phối thị trường, thì việc tiến hành nghiên cứu thị trường là rất quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam không giỏi trong lĩnh vực này.
Thỉnh thoảng các thất bại là các cơ hội, bởi vì nếu chúng ta không thử, thì chúng ta sẽ không biết được điều đó đúng hay sai,” ông nói
Các vị khách mời cũng đồng ý rằng các công ty lớn từ nước ngoài như Uber, GrabTaxi và Lazada đầu tư nhiều vào Việt Nam để chi phối thị trường. Tuy nhiên, không phải mọi sự đầu tư đều mang lại hiệu quả. Ông Phạm Anh Đức, nguyên giám đốc marketing của Lazada Việt Nam cho biết nền tảng thương mại điện tử đã thử nhiều chiến lược marketing, chẳng hạn như nhờ các cô gái có sức thu hút ở Việt Nam đăng tải ảnh của họ lúc mua sắm ở Lazada nhưng chiến lược này đã không thành công
Ông Đăng Việt Dũng, tổng giám đốc của Uber Việt Nam cũng đã trải qua các vấn đề tượng tự. Tuy nhiên, ông nói rằng công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam
Ông Trần Hải Linh, giám đốc điều hành mảng thương mại điện tử của Sendo cho biết các công ty nước ngoài có điểm mạnh là họ có nhiều tiền. Ông đã chỉ ra ngân sách của Lazada cho một tháng bằng ngân sách của Sendo cho vài năm
“Các công ty thường đạt được thành công từ nước ngoài. Khi tiến vào Việt Nam, họ biết cách đầu tư và họ thực hiện nhiều thử nghiệm, cái mà Sendo đã không thực hiện trước đây,” ông nói
“Tuy nhiên, họ dễ dàng sử dụng vốn mà không phải lo lắng quá nhiều về lợi nhuận. Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài tùy thuộc vào sự quản lý của các nhà lãnh đạo ở nước ngoài, vì thế quá trình thực hiện quyết định cần có thời gian,”
Ông Đức cũng khuyên các doanh nghiệp trong nước và các công ty lớn cần hợp tác với nhau vì sự phát triển chung. Ông nói thị trường đủ rộng lớn, và các công ty cần làm thỏa mãn các khách hàng của mình, chứ không phải là trở thành kẻ thù.
“Một công ty lớn không thể thực hiện mọi việc, vì vậy cần phải có một hệ thống sinh thái. Điều này có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp đều có cơ hội kiếm tiền,” ông cho biết.
Nguồn bài viết : http://bizhub.vn/