Các công ty gia công phần mềm Việt Nam ngại chia sẻ công việc

Ngoc Huynh

Chia sẻ công việc là những gì mà các công ty gia công CNTT của Việt Nam, hầu hết là các công ty nhỏ nên thực hiện để làm hài lòng các khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, họ ngại chia sẻ công việc do thiếu sự tự tin.

Đa phần các công ty gia công CNTT của Việt Nam là những công ty có quy mô vừa và nhỏ (SMEs) do những người trẻ lãnh đạo và mỗi công ty thường có khoảng 100 nhân viên.

Theo Văn Thị Bích Ty đến từ Hiệp Hội CNTT thành phố Hồ Chí Minh (HCA), thì đôi khi các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn khi thực hiện các hợp đồng do các nguyên nhân liên quan đến lực lượng lao động.

Không giống như BPO chỉ đòi hỏi các kỹ năng đơn giản, gia công CNTT thì cần các kỹ năng phức tạp hơn.

Lực lượng lao động có tay nghề đang thiếu hụt một cách nghiêm trọng, trong khi các sinh viên vừa mới tốt nghiệp thì vẫn chưa thể đáp ứng các yêu cầu của công việc.

Trong trường hợp này, theo Duy Anh, đại diện của một công ty web di động, thì các công ty trong nước nên chia sẻ lực lượng lao động của mình để tạo ra các nhóm lao động để thực hiện các dự án outsource.

Nếu họ có thể làm được điều này, thì họ sẽ có được lợi nhuận, và các dự án sẽ không rơi vào các công ty nước ngoài khác.

Tại hội nghị VNITO 2015, các công ty gia công phần mềm ở Hà Nội đồng ý rằng nếu các công ty Việt Nam hợp tác với nhau, thì họ sẽ có thể thu hút các dự án lớn hơn.

Việt Nam đã thực hiện các dự án gia công phần mềm khoảng 20 năm. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các đối tác nước ngoài vẫn thấy khó khăn khi tìm kiếm thông tin về Việt Nam.

Mặt khác, Việt Nam vẫn không thể xây dựng thương hiệu “Vietnam IT Outsourcing”, do đó tiềm năng của Việt Nam vẫn chưa được khai thác triệt để.

Đối với vấn đề chia sẻ công việc, thì ông Tạ Sơn Tùng – giám đốc của Rikkeisoft, một công ty chuyên thực hiện gia công CNTT cho các đối tác Nhật Bản cho rằng điều này là không thể thực hiện được bởi vì họ không hiểu và tin tưởng lẫn nhau.

Ông Tùng cho biết công ty đã từ chối nhiều đơn hàng từ các đối tác Nhật Bản do thiếu lực lượng lao động, và từ chối chia sẻ đơn hàng với các công ty khác.

Ông sợ rằng các công ty khác sẽ là đối thủ cạnh tranh với công ty của ông trong tương lai và có thể sẽ giành các đơn hàng từ các đối tác Nhật Bản.

Ông cũng lo sợ rằng các công ty khác không thể hoàn thành hợp đồng, và uy tín của công ty ông sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, một chuyên gia cho rằng tạo ra sự tự tin và chia sẻ công việc là giải pháp tốt nhất cho Việt Nam để hoàn thành các đơn hàng ngày càng tăng từ các đối tác nước ngoài.

Theo báo cáo của Gartner đã được công bố hồi tháng 1/2015, thì Việt Nam được lọt vào danh sách các thị trường mới nổi hàng đầu về gia công CNTT, cùng với Trung Quốc và Ấn Độ.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : http://english.vietnamnet.vn/