Bạn đã bao giờ quan tâm đến Composer.lock ???

Tram Ho

Như chúng ta đã biết thì Composer là một công cụ để quản lý các dependency trong các ứng dụng php. Nó cho phép chúng ta khai báo các thư viện trong các dự án của chúng ta. Và nó sẽ quản lý install hay update các thư viện chúng ta đã khai báo. Ở trong các ứng dụng Laravel thì chúng ta thường để ý đến file composer.json. Vậy đã bao giờ để ý đến file composer.lock hay chưa ???

composer.lock là gì ?

Đơn giản composer.lock là một file cho composer biết chính xác version từng package đã được sử dụng và cài đặt

Ví dụ mình cài package laravel/socialite như sau:

Sau khi cài đặt xong thì các bạn kiểm tra trong file composer.json thì ở require sẽ có thể package mà chúng ta đã cài đặt:

Trong file composer.json chỉ cho chúng ta biết được sơ bộ về version của package mà chúng ta sử dụng.
Thế còn ở file composer.lock sau khi chúng ta cài đặt package đó sẽ như thế nào:

Trong file composer.lock sẽ chúng ta biết chi tiết rằng version mà chúng ta đang sử dụng là 4.3.2. Và có nhiều thông tin về package mà đã cài đặt trong file này, như là về thời gian, provider, về các require để có thể cài đặt được package,…

composer.lock được sinh ra khi nào ?

Khi cài đặt project laravel thì chúng ta sẽ có file composer.lock. Nếu như project của chúng ta chưa có file này chỉ có composer.json thì khi chạy command composer íntall thì file composer.lock sẽ được sinh ra.

Tại sao composer.lock lại quan trọng ?

Khi bạn cài đặt thì composer sẽ ưu tiên composer.lock đầu tiên, so với file composer.json. Nếu file lock chưa tồn tại thì composer sẽ trỏ đến file json để cài đặt các dependencies và các version mới nhất

Giả định trong dự án của bạn không có file composer.lock hay repository của team bạn không commit file composer.lock lên VCS (version control system). Việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dự án ?

Khi có một thành viên mới tham gia dự án hay chúng ta auto deploy sử dụng VCS repository của bạn. Sau khi clone và thực hiện việc cài đặt các dependencies, thực hiện test một số chức năng bị fail hoặc có thể ứng dụng bị lỗi. Và sau đó thực hiện debug code xem lỗi xuất phát ở đâu. Và lỗi này không xuất phát từ việc code lỗi mà nó nằm ở version của dependencies mà chúng ta đã cài đặt. Vậy nguyên nhân của việc này là như thế nào ?

Việc chúng ta không file composer.lock trong dự án mà chỉ có file composer.json do đó khi cài đặt các dependencies thì composer sẽ dựa theo file composer.json. Ở trong file composer.json chúng ta cài đặt một package ví dụ là package-A: 1.1.* thì khi chúng ta chạy lệnh composer install thì composer sẽ cài đặt cho chúng ta version mới nhất của package đó (1.1.8). Nhưng ở trong dự án thì team lại sử dụng package A này ở version 1.1.2 dẫn tới việc test fail và có thể việc lỗi ở trên production

Vậy làm sao để khắc phục việc này ?

Đơn giản chúng ta commit file composer.lock lên VCS repository của team.

Và ở đây có nhiều bạn sẽ thắc mắc dựa vào file composer.lock thì có thể cài đặt đúng version của package mà cả team đang sử dụng.

Chúng ta để ý vào mỗi một package khi được cài đặt thì được sinh ra ở file composer.lock và sẽ kèm theo đó là một reference hay là commit id thực tế để khi việc cài đặt các dependencies sẽ đúng với version với môi trường mà cả team đang sử dụng.

Đó chính là tính năng quan trọng của composer.lock, đảm bảo việc đồng bộ version các dependencies giữa các member trong dự án và các môi trường

Tips

Khi clone repository, để cài đăt các dependencies chúng ta nên sử dụng composer install thay vì sử dụng composer update. Vì composer install sẽ cài đặt đúng version của các dependencies mà chúng ta mong muốn và không xảy ra conflict. Chúng ta cần update một package nào thì chỉ nên update mỗi package đấy tránh việc sử dụng composer update ảnh hưởng đến các package khác trong dự án.

Kết luận

Trong bài viết này mình đã giới thiệu với các bạn về tầm quan trọng của composer.lock và vì sao chúng ta luôn phải commit file này vào source code dự án. Và việc sử dụng composer install sẽ an toàn hơn việc sử dụng composer update. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo