Bài học muốn làm giàu phải xây đường ở Trung Quốc: Mất 1 ngày chuyển hàng nội địa, 2 ngày đến nước láng giềng và 3 ngày đi khắp thế giới

Tram Ho

Bài học muốn làm giàu phải xây đường ở Trung Quốc: Mất 1 ngày chuyển hàng nội địa, 2 ngày đến nước láng giềng và 3 ngày đi khắp thế giới - Ảnh 1.

Muốn làm giàu phải xây đường trước

Từ một thành phố rộng chỉ 57 km2 với vài triệu dân, Quảng Châu đã mở rộng thành 7.400 km2 và có hơn 15 triệu dân sinh sống, hoạt động kinh doanh nhộn nhịp, sầm uất và thu hút đông đảo du khách thế giới. Một trong những nguyên nhân chính giúp Quảng Châu từ làng chài nghèo nàn vươn lên thành thành phố lớn thứ 3 Trung Quốc chính là xây dựng cơ sở hạ tầng.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại Quảng Châu không chỉ tạo công ăn việc làm, kích thích các ngành kinh tế mà còn thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường này. Hiện Quảng Châu đang có sân bay đông đúc thứ 3 thế giới và cảng biển lớn thứ 4 toàn cầu.

Không riêng gì Quảng Châu, hàng loạt các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn Trung Quốc đang được thực hiện. Những dự án này ngoài việc nâng cao công nghệ xây dựng, đào tạo tay nghề lao động còn kích thích phát triển kinh tế, tạo đà thúc đẩy cho vận tải, logistic, sản xuất…

Bài học muốn làm giàu phải xây đường ở Trung Quốc: Mất 1 ngày chuyển hàng nội địa, 2 ngày đến nước láng giềng và 3 ngày đi khắp thế giới - Ảnh 2.

Bài học muốn làm giàu phải xây đường ở Trung Quốc: Mất 1 ngày chuyển hàng nội địa, 2 ngày đến nước láng giềng và 3 ngày đi khắp thế giới - Ảnh 3.

Bài học muốn làm giàu phải xây đường ở Trung Quốc: Mất 1 ngày chuyển hàng nội địa, 2 ngày đến nước láng giềng và 3 ngày đi khắp thế giới - Ảnh 4.

Không phải ngẫu nhiên mà khả năng vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc lại nhanh chóng, chi phí thấp và hiệu quả đến đáng sợ như vậy. Nhiều thống kê cho thấy các gói hàng gửi từ Trung Quốc qua Mỹ rẻ hơn nhiều so với gửi trả ngược lại và phần lớn là do hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư cực lớn của cường quốc Châu Á.

Ví dụ như Trùng Khánh với địa hình đồi núi phức tạp, mọi người nghĩ ngay tới các kiểu giao thông độc đáo. Trùng Khánh mới đây đã đưa vào hoạt động hệ thống tàu điện không người lái Sky Shuttle, trên tuyến đường sắt trên cao dài hơn 15km, với kinh phí 1,5 tỷ USD. Tàu có vận tốc 80 km/h, tương đương 1h chở được từ 6.000 – 10.000 khách, được xây dựng với thời gian ngắn, kinh phí thấp.

Còn Tập đoàn Thiết kế Đường sắt Trung Quốc cho biết, Cầu đường sắt xuyên biển Vịnh Hàng Châu dài nhất thế giới hơn 29 km với vận tốc tàu cao tốc 350 km/h vừa hoàn thành các bước khảo sát để chuẩn bị thi công.

Thế rồi những chính sách đầu tư cho Khu Quảng Đông – Hong Kong – Macao, các tuyến cao tốc dự kiến hoàn thành 2024 sẽ giúp việc di chuyển giữa 3 khu vực tự do thương mại lớn ở Thâm Quyến, Quảng Châu và Chu Hải chỉ còn 30 phút.

Tại Vùng Kinh tế Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc, các tuyến cao tốc, các tuyến đường sắt xây với tốc độ cực nhanh đã nối với Đặc khu Kinh tế Hùng An gấp 3 diện tích TP New York (Mỹ) chỉ trong 1 giờ.

Tuy nhiên đây chưa phải là mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc.

Dốc toàn lực

Trung Quốc đã tạo ra mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, khoảng 38.000 km, gấp đôi toàn thế giới cộng lại. Bên cạnh đó là hệ thống đường bộ 168.000km đường cao tốc cùng 248 sân bay thương mại liên kết tất cả các vùng của đất nước. Chiều dài đường cao tốc ở Trung Quốc là 170.000 km, gần gấp đôi con số của Mỹ và ở Nga là không quá 7.000 km. Các tuyến tàu điện ngầm ở Trung Quốc cũng lên đến 7.000 km.

Về lâu dài, riêng với cao tốc, Trung Quốc tham vọng xây dựng 461.000km đến năm 2035 và sở hữu mạng lưới xa lộ tầm cỡ thế giới vào năm 2050.

Bài học muốn làm giàu phải xây đường ở Trung Quốc: Mất 1 ngày chuyển hàng nội địa, 2 ngày đến nước láng giềng và 3 ngày đi khắp thế giới - Ảnh 5.

Trong đó, Bắc Kinh kỳ vọng mạng lưới cao tốc có thể bao quanh các thành phố, quận huyện có dân số từ 100.000 người trở lên và các cửa khẩu quan trọng; phát triển kết nối giữa tuyến cao tốc với ga tàu hỏa, sân bay và cảng; mở rộng phạm vi dịch vụ giao thông, đường thủy và đường sắt.

Mục tiêu cuối cùng là để người dân chỉ mất 1 giờ đi lại trong nội thành, mất 2 giờ đi lại giữa các cụm thành phố, 3 giờ đi lại giữa các thành phố lớn và 1 ngày để vận chuyển hàng hóa trong nước, 2 ngày để vận chuyển hàng hóa với các nước láng giềng và trong khu vực, 3 ngày để vận chuyển hàng hóa tới các thành phố lớn trên thế giới.

Trong một cuộc họp với các quan chức kinh tế cấp cao vào năm 2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh việc cần phải dốc toàn lực để đẩy mạnh xây dựng nhằm tăng cường nhu cầu nội địa và thúc đẩy phát triển.

Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá hạ tầng của quốc gia vẫn chưa tương thích với nhu cầu phát triển cũng như an ninh, song không nêu cụ thể số tiền mà Trung Quốc dự tính sẽ bỏ ra thời gian tới.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào các nền kinh tế của Mỹ và Tây Âu, cũng như vào các quốc gia nằm trong hệ thống Một vành đai, Một con đường. Bây giờ Trung Quốc quyết định đầu tư nhiều hơn vào phát triển nội bộ, và cơ sở hạ tầng ở đây là cơ sở của mọi nền tảng.

Các dự án cơ sở hạ tầng trở thành cơ sở cho sự phát triển nhanh chóng của đất nước, tích lũy được nguồn vốn khổng lồ đầu tư vào nền kinh tế của chính nước này (và không xuất khẩu ra nước ngoài), kích thích nhu cầu trong nước và mở rộng thị trường trong nước.

1.800 tỷ USD

Với tầm nhìn coi cơ sở hạ tầng là trụ cột phát triển kinh tế như trên nên bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, Trung Quốc vẫn triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông với số vốn hàng chục tỷ USD.

Thật vậy, tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương về các vấn đề kinh tế và tài chính diễn ra đầu năm 2022, Trung Quốc đã xác định việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng toàn diện có ý nghĩa rất lớn để đảm bảo an ninh quốc gia, tạo điều kiện lưu thông nội địa, đảm bảo lưu thông kép giữa các thị trường nội địa và nước ngoài thông suốt.

Bài học muốn làm giàu phải xây đường ở Trung Quốc: Mất 1 ngày chuyển hàng nội địa, 2 ngày đến nước láng giềng và 3 ngày đi khắp thế giới - Ảnh 6.

Bài học muốn làm giàu phải xây đường ở Trung Quốc: Mất 1 ngày chuyển hàng nội địa, 2 ngày đến nước láng giềng và 3 ngày đi khắp thế giới - Ảnh 7.

Bài học muốn làm giàu phải xây đường ở Trung Quốc: Mất 1 ngày chuyển hàng nội địa, 2 ngày đến nước láng giềng và 3 ngày đi khắp thế giới - Ảnh 8.

Hãng tin CNN nhận định động thái lần này cho thấy Trung Quốc muốn triển vọng kinh tế đất nước cần được thúc đẩy hơn, thông qua chi tiêu cho hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Còn theo tờ Japan Times, bước đi của Trung Quốc nhằm củng cố niềm tin vào kinh tế và trấn an các nhà đầu tư.

Tờ Japan Times cũng chỉ ra nhờ có đầu tư mạnh vào hạ tầng nên Trung Quốc đã phục hồi rất nhanh ở giai đoạn đầu dịch bệnh Covid-19.

Theo Bloomberg, các tỉnh, thành phố của Trung Quốc dự định sẽ tăng thêm gần 20% chi tiêu cho các dự án xây dựng lớn trong năm nay, trong bối cảnh Bắc Kinh đang dựa vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế khi hoạt động tiêu dùng vẫn “bị tổn thương” sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Cụ thể, Tính toán của Bloomberg dựa trên các tuyên bố của chính quyền và truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy tổng số tiền chi tiêu lên đến hơn 12.200 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1.800 tỷ USD), cao hơn 17% so với năm ngoái.

Kế hoạch chi tiêu của các tỉnh càng tăng tính thuyết phục cho lập luận của một số chuyên gia rằng, đầu tư cho sản xuất và cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục mang lại sự thúc đẩy đáng kể cho nền kinh tế Trung Quốc. Các kế hoạch này nhấn mạnh sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào chiến lược sử dụng đầu tư để thúc đẩy việc làm và thu nhập hộ gia đình, thay vì trực tiếp trợ cấp cho người dân.

Chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Standard Bank Group, ông Jeremy Stevens nhận định trong bối cảnh các hộ gia đình vẫn thận trọng về triển vọng việc làm và thu nhập, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và sản xuất vẫn tiếp tục “đóng vai trò thiết yếu với nền kinh tế”. Theo đó, chuyên gia Jeremy dự đoán đầu tư cố định vào cơ sở hạ tầng của quốc gia này sẽ tăng 5-10% trong năm 2023.

*Nguồn: Bloomberg, Japan Times, CNN

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk