Bài 8 – Biểu thức có điều kiện và ràng buộc

Tram Ho

Sau khi viết lại chương trình sumNumberArray bằng JS thì mình mới nhận ra rằng, cú pháp Pattern Matching rất gọn gàng nhưng cũng có giới hạn nhất định. Đó là cú pháp này không thể thực hiện việc kiểm tra định lượng của dữ liệu bằng các phép nhận định so sánh <, ==, >, v.v… Vì vậy nên chúng ta sẽ cần ghi chú thêm một cú pháp khác nữa có tên gọi là biểu thức điều kiện Conditional Expression.

Conditional Expression

Nghe tên gọi đã thấy quen thuộc rồi. Chắc chắn là có liên quan tới if..else. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng đây là biểu thức expression chứ không phải là cấu trúc lệnh structure. Logic hoạt động ở đây là dựa trên điều kiện của dữ liệu để chọn giá trị trả về, chứ không phải là chọn câu lệnh để thực hiện.

http://localhost:8000/src/Main.elm

Let Bindings

Ngoài ra thì chúng ta còn có thêm một cú pháp binding để có thể đưa ra một biểu thức trả về ngắn gọn với các tên định danh hoàn toàn mới so với các tham số – sau đó gắn kèm các định nghĩa giải thích cho các tên định danh đó.

http://localhost:8000/src/Main.elm

Thực tế thì cú pháp này trông khá Imperative, tuy nhiên lại là lựa chọn binding duy nhất trong Elm. Ở một ngôn ngữ khác có tên gọi là Haskell người ta thường dùng cú pháp có chiều viết diễn giải ngược lại như thế này:

Lối viết diễn dịch với biểu thức kết quả được đặt cùng dòng với biểu thức định nghĩa sub-program ở phía bên trái sẽ giúp chúng ta có thể tách lấy thông tin định nghĩa tổng quát của sub-program rất nhanh trong dòng đầu tiên. Sau đó, nếu thực sự cần thiết, chúng ta có thể tiếp tục đọc các dòng binding thông tin giải thích cho các yếu tố xuất hiện trong biểu thức ban đầu.

Thôi thì ở môi trường nào có công cụ gì thì chúng ta sẽ tận dụng công cụ đó. Cứ sử dụng cú pháp let..in nhiều rồi cũng sẽ quen. Cứ tìm đọc biểu thức in.. trước vậy. Tuy nhiên do đó nên chúng ta phải lưu ý không nên viết nhiều biểu thức let..in xếp chồng trong cùng một đoạn code định nghĩa. Bởi vì như vậy sẽ rất khó để tổng quát thông tin khi đọc. Tốt nhất là chúng ta chỉ nên có một cặp let..in và có thể có nhiều biểu thức cùng cấp đứng sau let để giải thích cho các yếu tố cần thiết.

http://localhost:8000/src/Main.elm

Conditional Expression in JS

(chưa đăng tải) [Declarative Programming + Elm] Bài 9 – …

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo