Apple khai tử AirPower, cho biết sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn phần cứng khắt khe của nhà Táo

Linh Le

 dims1

Apple đã khai tử hoàn toàn sản phẩm đế sạc AirPower, chỉ ra khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao của mình.

“Sau những nỗ lực không ngừng, chúng tôi phải kết luận rằng AirPower sẽ không đạt được các tiêu chuẩn cao của chúng tôi và chúng tôi đã hủy bỏ dự án này. Chúng tôi thành thật xin lỗi vì đã để quý khách phải trông đợi ngày sản phẩm ra mắt. Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng tương lai chính là kết nối không dây (wireless) và chúng tôi vẫn dốc hết sức đẩy mạnh trải nghiệm wireless hơn nữa,” Dan Riccio, phó chủ tịch cấp cao từ bộ phận Kỹ thuật phần cứng của Apple chia sẻ qua email ngày hôm nay.

Sau khi trì hoãn suốt hơn một năm kể từ lần thông báo đầu tiên vào tháng 9 năm 2017, đế sạc không dây AirPower đã trở thành một kiểu tâm điểm trong những lần thông báo gần đây của Apple, đó là sẽ cho ra mắt những sản phẩm có vỏ bọc gây tò mò rồi sau đó lại lỗi hẹn với khách hàng. Tai nghe nhét trong AirPods, cũng khá nổi tiếng trong việc bị trì hoãn trước khi được phân phối rộng rãi, và chỉ được bán ra với số lượng hạn chế trước khi có một bước tiến dài và trở thành một khoảnh khắc văn hóa thật sự.

Tuy nhiên, theo ý kiến số đông thì AirPower lại bị ngâm giấm quá lâu kể từ lúc nó được thông báo ra mắt. Cùng với những rắc rối về bàn phím của MacBook gần đây, vấn đề này chẳng khác gì một dạng của điểm chớp nháy trong những cuộc bàn luận, dấy lên nghi ngại rằng có điều gì đó không ổn với các quy trình phần cứng của Apple.

Mọi thứ mà cá nhân tôi nghe được (Apple không thông báo điều gì chính thức cả) về việc trì hoãn của AirPower có liên quan đến những vấn đề khó khăn trong kỹ thuật, các vấn đề về quy luật và vật lý. Cụ thể là, tôi nghe nói rằng thiết bị sẽ bị nóng quá mức do các lõi sạc 3D ở vị trí quá gần nhau yêu cầu việc kiềm soát điện năng thật cẩn trọng.

Đọc lại những tóm tắt của sự kiện từ @gruber luôn luôn đáng giá. Trường hợp của AirPower là đúng sự thật – nhiệt chính là vấn đề và nó bộc lộ ra quá sớm. Đôi khi Apple làm điều này và kỹ sư sẽ đối phó với thử thách và giải quyết nó. Đôi khi đó lại là vấn đề vật lý.

Rõ ràng là gần nhưng chẳng mấy tốt đẹp nếu Apple tung ra sản phẩm đế sạc pin có thể khiến các thiết bị nóng quá mức, thậm chí nóng tới mức bị hư hỏng. Vì thế mà hãng đã hủy bỏ dự án. Nếu bạn có thông tin gì khác về vấn đề này, hãy thoải mái chia sẻ với tôi, tôi rất hứng thú.

Cũng có những tình huống khác khi Apple cố gắng nhiều hơn cho lớp vỏ bọc phần cứng và có thể xoay sở để thành công tung ra thị trường, như iPhone 7 Plus, sản phẩm đầu tiên có hệ thống ống kính kép (twin-lens) chính là một ví dụ điển hình. Apple đã có một kế hoạch dự phòng bằng một phiên bản ống kính đơn nhưng họ vẫn phải cam kết và làm hết sức mình để hoàn thành sản phẩm đúng hạn ra mắt – mặc cho họ biết rằng vẫn có những vấn đề cần phải giải quyết sau đó. Apple đã gặp phải tình huống kiểu này nhiều lần suốt những năm qua, nhưng họ vẫn xoay sở để cho ra mắt rất nhiều sản phẩm.

Tuy nhiên AirPower lại là một trường hợp khác. Dự án này rõ ràng là mới bị hủy gần đây, đến nỗi trên những chiếc hộp đựng AirPod thậm chí còn có hình của AirPower và những bộ AirPod mới đều có nhắc tới AirPower.

Đây thật sự là một lỗi sơ suất rất, rất hiếm của Apple. Trong suốt các cuộc bàn tán về thời gian AirPower sẽ được ra mắt, không bao giờ xu hướng chung lại nhắc tới trường hợp “không bao giờ”. Đó chính là một “bức di chúc” cho khả năng của các đội ngũ kỹ thuật phần cứng trong việc thực thi những tính năng trông có vẻ như không thể trong suốt những năm qua. Trong trường hợp này, có vẻ như là các vấn đề về kỹ thuật đã cho thấy là không thể giải quyết được, ít nhất là tại thời điểm này.

Thực tế rút ra từ vấn đề này chính là phần cứng thật sự khó khăn. Những khái niệm cơ bản về sạc pin không dây khá phổ biến và đã được thực hiện, nhưng với việc hứa hẹn về khả năng đặt nhiều thiết bị bất cứ đâu trên tấm sạc, cho phép chúng được sạc đồng thời trong khi chia sẻ cùng mức độ và tốc độ sạc thì Apple đã đặt ra một rào cản cao không tưởng cho AirPower. Quá cao, trong trường hợp này.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://techcrunch.com