Apple đang tìm cách tạo ra iPhone hoàn toàn không viền bằng cách ẩn mạch điều khiển

Tram Ho

Hẳn nhiều người sẽ tự hỏi tại sao không có màn hình tràn cạnh thực sự trên các thiết bị từ Apple Watch đến máy Mac. Mặc dù công nghệ màn hình ngày càng cải tiến và cho phép tạo ra các thiết bị với viền mỏng hơn nhưng rõ ràng chúng vẫn cần mạch điều khiển hoặc cảm biến bố trí xung quanh màn hình.

Apple đang tìm cách tạo ra iPhone hoàn toàn không viền bằng cách ẩn mạch điều khiển - Ảnh 1.

Tuy nhiên, Apple cho đến nay vẫn chưa có giải pháp thực sự nào để tạo ra các thiết bị không còn bất cứ viền màn hình. Nhưng điều này có thể sớm thay đổi khi Apple được cho đang phát triển một hệ thống giúp giảm viền màn hình một cách tối đa.

“Hệ thống quang học và phương pháp bắt chước màn hình không viền”, là một ứng dụng bằng sáng chế mới được tiết lộ gần đây của Apple. Sáu nhà phát minh của bằng sáng chế bao gồm phó chủ tịch kỹ thuật phần cứng của Apple, John Ternus.

Bằng sáng chế viết: “Màn hình điện tử thường thường có phần viền xung quanh màn hình, chủ yếu dùng để che giấu, chẳng hạn như mạch truyền động để điều khiển màn hình. Tuy nhiên, việc sử dụng đường viền này làm giảm tổng thể không gian hiển thị hình ảnh”.

Chính vì vậy Apple đề xuất “một hệ thống tăng không gian sử dụng tổng thể cho màn hình bằng cách giảm tác động của các đường viền xung quanh màn hình.”.

Đơn xin cấp bằng sáng chế với 7.000 từ bao gồm nhiều biến thể nhỏ nhưng cốt lõi bao gồm hai ý tưởng giống nhau.

Apple đang tìm cách tạo ra iPhone hoàn toàn không viền bằng cách ẩn mạch điều khiển - Ảnh 2.

Đầu tiên, viền màn hình có thể được che bởi một phần của màn hình. Nó không phản hồi khi chạm hoặc sở hữu các tính năng của màn hình chính. Tuy nhiên một “ống dẫn sáng” có thể hướng các phần của hình ảnh đến khu vực này.

Apple cho biết: “Ống dẫn sáng có thể vận chuyển hoặc phân phối ánh sáng từ chuỗi điểm ảnh tới, ví dụ như khu vực mạch truyền động … và tạo ra một khu vực màn hình hoạt động…”

Thứ hai, các điểm ảnh trong vùng này có thể được đặt cách xa nhau hơn so với phần còn lại của màn hình. Điều này giúp phần màn hình trước đây là viền vẫn chứa các điểm ảnh không che mất “mạch truyền động”.

Apple cho biết: “Theo cách này, cao độ điểm ảnh (tức là khoảng cách giữa các điểm ảnh) tại khu vực đường viền … sẽ tăng lên so với cao độ điểm ảnh của các điểm ảnh trong khu vực hoạt động. Nghĩa là, các điểm ảnh màu đỏ, xanh lục và xanh lam là các phần tử mạch truyền động xen kẽ”.

Ngoài Ternus, các nhà phát minh khác còn có Paul Stephen Drzaic. Trước đây Ternus từng gửi một bằng sáng chế liên quan đến việc tạo ra một khu vực hiển thị phụ khi đóng một thiết bị màn hình gập lại.

Tham khảo AppleInsider

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk