9 năm sau ngày phát hành, nhà phát triển mới chịu công bố “trứng phục sinh” ẩn trong game Mass Effect 3

Tram Ho

Thuật ngữ “trứng Phục sinh – easter egg” được dùng để chỉ những chi tiết ẩn được tác giả giấu vào trong một tác phẩm bất kỳ, dù đó là truyện, phim hay game. Nhiều khi, tác giả giấu kỹ quá đến mức không ai tìm ra được, và con tàu thăm dò Sao Hỏa trong tựa game “phiêu lưu, drama thiên hà” Mass Effect là một ví dụ như thế.

Trên diễn đàn Reddit, Richard Boisvert – cựu nhà phát triển game từng làm việc cho BioWare, hãng game huyền thoại làm nên tựa game Mass Effect – công bố một easter egg anh đã đặt trong bản Mass Effect 3. “Theo những gì tôi biết, chưa ai khám phá ra nó cả”, anh viết trong bài đăng Reddit.

9 năm sau ngày phát hành, nhà phát triển mới chịu công bố “trứng phục sinh” ẩn trong game Mass Effect 3 - Ảnh 1.

Shuttle là nơi bạn đỗ tàu, đường màu đỏ là lộ trình phải đi nhằm kích hoạt con robot thăm dò.

Để kích hoạt “quả trứng” này, Chỉ huy Shepard phải đi theo một con đường nhất định, len lỏi giữa những thiết bị pin Mặt Trời. Khi hoàn thành chặng đường, một chiếc tàu thăm dò nhỏ xinh sẽ xuất hiện, tiến tới gần Shepard và gật đầu xác nhận.

9 năm sau ngày phát hành, nhà phát triển mới chịu công bố “trứng phục sinh” ẩn trong game Mass Effect 3 - Ảnh 2.
9 năm sau ngày phát hành, nhà phát triển mới chịu công bố “trứng phục sinh” ẩn trong game Mass Effect 3 - Ảnh 3.

Tuy nhiên, khẳng định “chưa ai khám phá ra” của Boisvert không hoàn toàn chính xác. Vào tháng 4/2020, một người chơi đã tìm ra con tàu thăm dò này khi dùng camera tự do bay quanh Sao Hỏa để khám phá. Tuy nhiên, anh này chỉ phát hiện ra nơi đặt con tàu thăm dò, chứ không kích hoạt được nó.

9 năm sau ngày phát hành, nhà phát triển mới chịu công bố “trứng phục sinh” ẩn trong game Mass Effect 3 - Ảnh 4.

Nếu bạn đã sắm cho mình bản làm lại đồ họa Mass Effect Legendary Edition gồm nội dung của cả series, hay vẫn giữ phiên bản Mass Effect 3 cũ, hãy thử làm theo hướng dẫn để diện kiến thiết bị thăm dò Sao Hỏa già nua vẫn rong ruổi trên Hành tinh Đỏ.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Genk