9 hoạt động team building đáng thử trong năm nay

Linh Le

Dù là bạn đang cố gắng gắn kết team lại với nhau, hay giúp các thành viên mới cảm thấy dễ hòa nhập hoặc khen thưởng cho cả team vì thành tích tốt thì việc chọn lựa được hoạt động team building thích hợp luôn là yếu tố then chốt. Dưới đây là 9 hoạt động phổ biến và lí do chúng hiệu quả.

teamwork team building high five celebrate victory by iladendron getty

Đã đến lúc rồi. Bạn không thể lần lữa mãi được. Bạn có thể nghe thấy vang vọng tiếng gào thét phản đối. Nhưng không có cách nào thoát khỏi chuyện này đâu: bạn chắc chắn phải tổ chức một buổi team building ra trò.

Có thể là có người bỏ việc. Hoặc có thể thành tích của cả team không tốt. Có thể là sếp của bạn đề xuất tổ chức. Hoặc do nhân viên đang thiếu hụt. Luôn luôn có lý do chính đáng để đầu tư thời gian và công sức vào những hoạt động giúp cho team của bạn làm việc tốt hơn.

Dữ liệu về team building cho thấy một vấn đề mà bạn không thể bỏ qua: Theo như báo cáo về tình trạng môi trường làm việc ở Mỹ của viện thăm dò dư luận Gallup, hầu hết nhân viên Mỹ (51%) không gắn kết với môi trường làm việc. Điều này là một dấu hiệu xấu trong công việc. Những nhân viên liên kết với công ty tạo ra nhiều giá trị hơn, luôn thể hiện là mình muốn làm việc và làm hơn sức mình, cải thiện mối quan hệ với khách hàng, và tiến bộ một cách đầy ấn tượng hơn là những nhân viên hời hợt.

Mặc dù bạn đã thử nghiệm, nhưng lại gây ra thảm họa. “Bắn súng sơn sẽ là một trò bùng nổ!” Bạn thì cứ kiên quyết ở trong một căn phòng với những ánh nhìn ảm đạm. Và, chắc chắn là tới cuối ngày, bắn súng sơn trở thành một trận chiến hoàn toàn. Trong khi đó vẫn có những nhóm không chịu nói chuyện với nhau.

Thế ý tưởng tiếp theo của bạn là gì?

“Ném rìu thì sao!”

Danh sách các hoạt động team building và lí do vì sao bạn không nên bỏ lỡ

  1. Ném vật nhọn
  2. Truy tìm kho báu
  3. Thưởng thức thức ăn hữu cơ
  4. Tẩu thoát
  5. Xây cầu
  6. Ráp xe đạp từ thiện
  7. Dùng bữa trong vườn nho
  8. Cháy cùng Rock
  9. Nhận thông điệp

 

1. Ném vật nhọn

Nếu team của bạn còn non trẻ hoặc hợp tính với nhau, thì ném rìu là trò tiêu khiển khá vui vẻ để mọi người làm quen với nhau trong khi xả hơi một chút.

“Cũng như bất cứ trò gì được cho là vui vẻ, thì sẽ có khoảng 25% người chơi cảm thấy rất hào hứng”, Adrian Gostick, tác giả cuốn “Chiến thắng thuộc về team giỏi nhất” (The Best Team Wins) cho biết. “Một vài người sẽ cảm thấy miễn cưỡng nhưng rồi họ sẽ bắt nhịp thôi. Nhưng cũng sẽ có một vài người thái độ kiểu “Trò này thật ngớ ngẩn, chẳng hiểu sao họ lại lôi tôi đến đây để chơi trò này.”

Tuy nhiên mọi người sẽ có nhiều thời gian để tán gẫu và làm quen với nhau khi những người khác đang ném rìu. Và với tất cả mọi chuyển động qua lại, chờ đợi cho tới lượt mình, và hành động chia nhóm, thật khó để các nhóm nhỏ tách mình ra khỏi mọi người và tránh né những người mà họ không biết. Còn gì nữa không? Không được phép uống quá chén. “Đây có thể là một cơ hội tốt,” Gostick nói. “Nhưng bạn không thể ép người khác làm ra vẻ họ vui.”

Mặc dù vậy, hãy tránh trò này nó, nếu team của bạn đang có mâu thuẫn, bất hòa, không chịu hợp tác và vẫn còn giận dữ vì thua trong trò bắn súng sơn. “Đừng đưa vật nhọn cho những người đó!” Liane Davey, tiến sỹ và là tác giả của cuốn Tranh cãi tích cực: Cách dùng những mâu thuẫn có lợi để đưa team và tổ chức của bạn về đúng hướng cho biết. “Bạn phải cản thận hơn nhiều khi bạn đang cố tạo dựng lại lòng tin.” Trong trường hợp đó, hãy thuê một người cố vấn có chuyên môn giúp đỡ.

Trò này hiệu quả trong trường hợp nào?

Đây là hoạt động có tính xã hội mang đến cho mọi người cơ hội làm quen với nhau một cách vui vẻ và thoải mái.

Cảnh báo: Nếu các team đang có mối quan hệ không tốt với nhau, thì bạn hãy thận trọng vì hiện tại họ có vũ khí trong tay đấy.

2. Truy tìm kho báu

Cựu thám tử tư Jayson Wechter đã từng đưa các team IT tham gia các trò team building đầy tính phiêu lưu qua những con đường ở San Franciso hơn hai thập kỉ. Ông tạo ra những cuộc truy lùng kho báu theo yêu cầu cho từng team.

“Đầu tiên tôi nhận thông tin về những người tham gia – công việc, độ tuổi của họ, tính năng động của họ, họ có thích cạnh tranh hay không và họ sống trong vùng này hay ở nơi khác,” ông giải thích. Những chi tiết này giúp ông tránh những chuyển giao văn hóa mà những người không phải người Mỹ không hiểu hoặc những manh mối quá dễ với người bản xứ hoặc quá khó với người ngoài. “Sau đó chúng tôi gặp nhau ở khu vực tổ chức trò chơi để chỉ dẫn và điểm qua cơ chế của trò chơi và ý tưởng của việc cùng nhau giải quyết vấn đề và làm việc hiệu quả trong team.”

Được trang bị manh mối và những thứ cần thiết, mọi người sẽ tản khắp thành phố và tìm đáp án. Suốt đường đi, bạn sẽ trải qua một chuyến đi đầy lý thú tới những địa điểm, con người và lịch sử ít được biết tới của San Francisco. “Tìm ra manh mối giống như việc điều tra hiện trường vụ án trong từng chi tiết nhỏ,” Wechter giải thích. “Nó yêu cầu sự hợp tác hiệu quả.”

Trong nhiều tình huống ở nơi làm việc thì hay có một người – thường là nam – luôn chiếm thế  thượng phong các cuộc họp và được xem là leader. Nhưng người leader hiệu quả nhất không phải là người có cá tính mạnh nhất,” Wechter nói. “Đó là người có thể giúp những người khác trong team đóng góp hết mức có thể.”

Ông thường thấy các team rút ra được bài học này. Khi họ cùng nhau vui chơi, họ nhận thấy rằng mình sẽ chơi tốt hơn nếu chịu lắng nghe người khác như thế nào.

Trò này hiệu quả trong trường hợp nào?

Trò này rèn luyện tính lãnh đạo, hợp tác hiệu quả và chút ít về lịch sử. Đây là một trò đố vui xoắn não dành cho những team nhạy bén.

3. Thưởng thức thức ăn hữu cơ

“Đây là trò team building hay nhất mà tôi từng tham gia,” Lisa Brand, một giám đốc marketing tại Los Angeles cho hay. “Bắt đầu trò này là một thử thách: Đem theo món bánh mì sandwich mứt và bơ đậu phộng ngon nhất mà bạn có thể làm. Và rõ ràng là mọi người có cảm giác mạnh về món ăn này.

“Mọi người mang theo mọi thứ từ những món mứt hảo hạng tới mứt của hãng Skippy,” Brand nói. Suốt sự kiện, mọi người kể về những câu chuyện về vai trò của món ăn này trong đời sống của họ, ăn thử bánh của nhau, tán gẫu và vui đùa. Không ai gọi nó là một “trò team building” cả nên nó trở thành một thử thách hàng tháng. Mỗi tháng là một chủ đề “phiên bản tốt nhất của món…”. Sau cùng thì những mối quan hệ và tình bạn được hình thành từ những món ăn đơn giản.

Chìa khóa thành công của hoạt động ăn hữu cơ này là các nhà quản lý then chốt đóng vai trò nhận biết, khích lệ và tham gia vào trò này. Không có người quản lý nào cùng tham gia để hỏi rằng tại sao mọi người lại nghỉ giải lao để ăn sandwich cả. Thay vì vậy, cuộc thi này có không gian, thời gian và được phê duyệt chính thức đàng hoàng.

“Một bữa ăn khi bạn không bị ép buộc tham gia những cuộc hội thoại 1-1 không mấy thoải mái chính là nơi tuyệt vời để khởi đầu với một team mới.” Davey đồng ý. “Mọi người có cơ hội để nói chuyện với nhau, tìm hiểu những thông tin cơ bản của nhau và tạo dựng lòng tin.”

Trò này hiệu quả trong trường hợp nào?

Mọi người đều cần phải ăn. Nếu bạn có thể tìm cách giúp hoạt động này cởi mở hơn thì bạn có thể xây dựng những mối quan hệ trong team cơ bản một cách có tổ chức.

4. Tẩu thoát

“Escape room (Phòng trốn chạy) là một trò vui nhộn để xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp của team,” Georgene Huang, CEO và đồng sáng lập của trang Fairygodboss.com, một trang cộng đồng sự nghiệp dành cho phụ nữa cho hay. “Chúng buộc bạn phải làm việc như một môi trường đánh cược giả tạo, không có bất cứ rủi ro nào.”

Trong trò này, mỗi người đều có một kỹ năng nhất định và chúng đều cần thiết. Vì vậy sẽ thật tuyệt đểmọi người phát huy thế mạnh của mọi mình. Sẽ có lúc căng thẳng, nhưng mọi sai lầm sẽ không phải chịu hậu quả thực nào cả. Mọi người sẽ hòa mình vào tro2 chơi, giao tiếp với nhau, và làm việc chung để giải đáp những vấn đề và trốn khỏi căn phòng trong thời gian được chỉ định.

“Điều thú vị ở trò escape room là các thành viên trong team không biết rằng họ đang làm việc với nhau.” David Goldstein, COO của trang TeamBonding.com cho hay. “Nhưng họ phải cùng nhau làm để thành công. Tôi là người nhặt mọi thứ lên và suy nghĩ. Tôi không phải là người giải quyết câu đố. Nhưng cả hai người này đều cần thiết cho trò này.”

Trò này hiệu quả trong trường hợp nào?

Nhốt cả một nhóm không mấy khăng khít vào một căn phòng trong 8 giờ có thể không phải là ý hay. Tuy nhiên, những team mới lập sẽ đạt được gì đó từ sự kiện giải quyết công việc mang tính hợp tác này. Những team làm việc ăn ý với nhau sẽ xử lý nhanh gọn trò này.

5. Xây cầu

“Chúng tôi yêu cầu những team vận hành kỹ thuật xây một cây cầu,” Emily King, giám đốc nhân sự của ScienceLogic cho hay. “Trò này thật sự bùng nổ.”

Họ chia nhỏ nhóm thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 người, đưa cho mỗi người một túi kẹo dẻo, một hộp tăm, và vài thanh nam châm và yêu cầu mỗi team xây 1 cây cầu treo bắc qua mấy cái bàn. Họ có 20 phút. Cây cầu tốt nhất sẽ thắng giải.

Nhưng trước khi bắt đầu, mọi người sẽ bài kiểm tra của Gallup StrengthsFinder. Bài đánh giá này xác định xem mọi người có “chiến lược” (lên kế hoạch và chỉ ra các mô hình mẫu) hay họ có “tính quả quyết” hay “ra hướng dẫn” (tham gia, kiểm soát, ra quyết định) cùng với nhiều phẩm chất khác không.

“Nhìn họ như thế rất hài,” King cười lớn. “Mọi người tham gia cũng đều thấy vui.”Có một team, vì quá nhiều người có chiến thuật cùng nói và lên kế hoạch quá nhiều nên hết thời gian mà còn chưa bắt đầu làm gì cả. Có một nhóm khác thì cứ tranh nhau làm mà không nghe lời người hướng dẫn. Họ cứ thay nhau bắt đầu tới bắt đầu lui và không bao giờ hoàn thành được cây cầu.

“Nhóm mà tôi lo lắng nhất,” King nói. “Có một phụ nữ cứ hỏi mãi. Tôi nghĩ rằng họ sẽ trả lời mấy câu hỏi đó cho tới khi hết thời gian mất. Leader của nhóm đó rất ‘đồng cảm’ và tích cực làm việc để đảm bảo rằng mọi người đều đúng nhịp. Cuối cùng, họ làm việc rất ăn ý và giành chiến thắng.”

Trò này hiệu quả trong trường hợp nào?

Kiểu team building mà có người hướng dẫn cả team cùng làm việc này sẽ hữu ích cho bất cứ kiểu team nào. Nó cũng là giải pháp tốt cho những team cần xây dựng lòng tin và cảm giác an toàn về mặt tinh thần với nhau.

6. Ráp xe đạp từ thiện

“Trò team building phổ biến nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại là trò Ráp xe đạp từ thiện,” Goldstein từ trang TeamBonding.com cho hay.

Đó là lúc cả team cùng nhau ráp xe đạp cho các trẻ em không có xe. Việc lắp ráp xe này tự bản thân nó đã là một kiểu công việc cho team building vì tất cả mọi người tham gia đều phải làm việc. Nó cũng tốt cho việc lưu giữ kỷ niệm và văn hóa công ty vì mọi người muốn cảm thấy những điều tốt đẹp về nơi họ làm việc và những sự kiện từ thiện mang lại cho họ cảm giác đó.

Nhưng tặng xe đạp là khoảnh khắc phép màu thực sự xảy ra. “Khi những đứa trẻ đến và nhận xe,” Goldstein nói. “Mọi người đều khóc.”

Các nhóm trải qua diễn biến tâm lý từ lo lắng về việc sẽ không hoàn thành công việc ở công ty vì trò này cho tới việc thích thú ráp xe cho trẻ em, rồi tới việc hiểu rằng khối lượng công việc của họ, vấn đề mà họ đang đối mặt với các thành viên trong team, việc giao tiếp hoặc bất cứ thứ gì khác mà họ thấy khó chịu thì cũng chẳng là gì so với việc một đứa trẻ chưa từng biết xe đạp là gì.

“Đây là điều mà tôi tự hào về công việc của mình nhất,” Goldstein nói.

Trò này hiệu quả trong trường hợp nào?

Đây là sự kiện tốt cho những team nào làm việc hòa hợp với nhau và không cần thời gian làm quen với nhau.

7. Dùng bữa trong vườn nho

“Ăn cùng nhau là một cách tuyệt vời để xây dựng lòng tin,” Davey nói. Và sự kiện cho các team nấu ăn thì cực kì phổ biến. Các lớp học nấu ăn thường vui lắm. Nhưng cũng có thể khó khăn khi tìm một lớp học có thể đáp ứng trình độ của mọi người. Và người nào phải ấu ăn cho cả nhà sau giờ làm sẽ cảm thấy chuyện này thật phiền phức.Nhưng những sự kiện mà tại đó mọi người có thể ăn cùng nhau, nhất là ở một nơi thật dễ nhìn thì luôn được mọi người hân hoan.

“Tôi đã tổ chức một sự kiện tuyệt vời với một team khá mới,” Davey nói. “Chúng tôi ăn với nhau trong một vườn nho thật đẹp.” Món khai vị được phục vụ ngoài vườn nho cùng với rượu vang. Sau đó cả nhóm di chuyển vào khuôn viên để tham gia lớp học làm salad. Mỗi khóa học đều có địa điểm mới và kiểu sắp đặt mới.

“Họ có một căn phòng đáng kinh ngạc với chiếc lò sưởi gầm rít, đó là chỗ chúng tôi ăn tráng miệng và tận hưởng khoảng thời gian cởi mở, lúc này mọi người có thể hòa vào bất kỳ nhóm nào để nói chuyện với nhau. Đó là một sự kiện team building xuất sắc nhất.”

Trò này hiệu quả trong trường hợp nào?

Sự kiện này thích hợp cho team nào cần giao lưu làm quen với nhau. Có nhiều cơ hội để nói chuyện và không có chuyện miễn cưỡng chia nhóm hay tham gia những hoạt động.

8. Cháy cùng Rock

Hát karaoke thì cứ y như kiểu chục năm trước ấy. Năm nay, mọi thứ sẽ là Karaoke với ban nhạc sống. Hoạt động Liên minh Rock luôn là phần đặc sắc trong những hoạt động team building, khi bạn bước lên sân khấu và trình diễn trước 1 band nhạc rock. Mọi thứ có vẻ trang nhã hơn và Karaoke đem trải nghiệm lên một đẳng cấp hoàn toàn mới.

“Thực sự vui,” Davie nói. “Bạn diễn trên sân khấu. Đó là một cơ hội lớn để chơi ghi-ta hoặc trờ thành siêu sao nhạc rock mà bạn vẫn luôn mong muốn. Nhưng nó cũng vui nếu bạn không muốn lên sân khấu. Bạn là khán giả xem các thành viên trong team mình bùng nổ trên sân khấu.”

Đây là hoạt động team building mang cả team của bạn lên một tầm cao mới. Nó mang lại cho mọi người một trải nghiệm chung và xây dựng mối quan hệ với nhau hơn là chỉ giúp họ làm quen với nhau.

“Đây là hoạt động mà khi kết thúc mọi người sẽ có nickname hoặc có những câu chuyện hài của riêng nhóm mình,” Davey nói.

Trò này hiệu quả trong trường hợp nào?

Bạn có một team ăn ý với nhau? Bạn muốn mang họ tới gần nhau? Đây chính là cách tuyệt vời để làm điều đó.

9. Nhận thông điệp

Khi Xavier Lee, giám đốc huấn luyện (coaching) mới tại Ideal Coaching Global và cộng sự tại viện Centered Leadership Institute làm việc với một team chức năng cao cấp vừa mới có một thành công đáng nể năm vừa qua, team của anh – khoảng 50 người – đã đi Thái Lan để tổ chức team building.

Đây là kiểu team building dạng khen thưởng, ít nhất là trên khía cạnh nào đó. Việc đi du lịch này đặt mọi người dưới quan hệ bình đẳng, gác qua những công việc nặng nhọc hàng ngày và tìm hiểu bạn bè của nhau, cũng như xây dựng mối quan hệ khăng khít và những kỷ niệm vui vẻ.

Team của Lee sống và làm việc ở châu Á vào thời gian đó nên di chuyển cũng không xa xôi gì. “Thật là ngoài sức tưởng tượng,” anh nói. “Có xe buýt dành riêng chở chúng tôi tới tận nơi tổ chức hoạt động. Chúng tôi tới những ngôi đền và đi theo tour có người hướng dẫn tại Bangkok. Chúng tôi cùng ăn một bữa tối thịnh soạn và xem một show diễn. Rồi chúng tôi nhận được một thông điệp.”

Thật khó tưởng tượng ra chuyện một team sẽ than vãn và phàn nàn về loại sự kiện team building này. Nhưng bạn không phải đi mãi tới châu Á để thực hiện trò này đâu.

Trò này hiệu quả trong trường hợp nào?

Khi cả team thực sự làm việc hiệu quả, nó sẽ thể hiện ra bằng những kết quả quan trọng nhất của bạn. Nếu đúng là vậy, hãy đối đãi tử tế với họ, khiến họ cảm thấy được trân trọng và thắt chặt mối quan hệ của team.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.cio.com