8 loại hình kiểm thử trong kiểm thử mobile mà QC nên biết

Tram Ho

Thông thường, kiểm thử mobile là một hoạt động cần thiết trong vòng đời kiểm thử phần mềm.
Mỗi một ứng dụng cần đảm bảo chạy không lỗi trên nhiều loại thiết bị và hệ điều hành khác nhau.
Việc lập kế hoạch kiểm thử chi tiết là điều kiện tiền đề giúp tăng cường tính chính xác và khả năng sử dụng được của ứng dụng phần mềm. Vì vậy, nắm được các loại kiểm thử mobile khác nhau là một bước khởi đầu quan trọng để xây dựng lên chiến lược kiểm thử hiệu quả.

  1. Kiểm thử chức năng (Functional Testing)
  2. Kiểm thử gián đoạn (Interruption Testing)
  3. Kiểm thử địa phương hóa (Localization testing)
  4. Kiểm thử tốc độ (Speed Testing)
  5. Kiểm thử rò rỉ bộ nhớ (Memory Leak Testing)
  6. Kiểm thử tính khả dụng (Usability Testing)
  7. Kiểm thử hiệu năng (Performance Testing)
  8. Kiểm thử bảo mật (Security Testing)

Kiểm thử chức năng (Functional Testing)

Loại kiểm thử này nhằm kiểm chứng rằng mọi chức năng của một ứng dụng hoạt động chính xác như yêu cầu. Loại kiểm thử này tập trung vào việc kiểm tra các luồng sử dụng trong ứng dụng. Người dùng thường mong đợi rằng ứng dụng cần thực thi đúng chức năng như mô tả, nếu không, họ sẽ gỡ bỏ ứng dụng ngay lập tức mà không phải suy nghĩ thêm. Nhiều ngữ cảnh sử dụng cần được đánh giá trong kiểm thử chức năng, nhưng một vài ngữ cảnh tiêu biểu cần có bao gồm:

  • Ứng dụng cài đặt và khởi động bình thường
  • Người dùng có thể tạo tài khoản và đăng nhập vào ứng dụng dễ dàng.
  • Các text-box, nút, menu chức năng và các icon hoạt động chính xác.
  • Các thông báo được hiển thị đúng, và xuất hiện đúng thời điểm
  • Các thao tác (ví dụ: Giao dịch, mua hàng, đặt hàng,..) cần được thực hiện một cách liền mạch.

Kiểm thử gián đoạn (Interruption Testing)

Loại kiểm thử này kiểm tra cách ứng dụng vận hành khi gặp một tình huống gián đoạn bất ngờ. Tùy thuộc vào tính chất của sự gián đoạn, ứng dụng có thể tạm dừng, sau đó khôi phục lại trạng thái ban đầu, hoặc thậm chí là vẫn hoạt động bình thường. Có rất nhiều loại gián đoạn được kiểm tra, nhưng một số loại thường gặp được liệt kê sau đây:

  • Phát sinh cuộc gọi khi ứng dụng đang chạy.
  • Tin nhắn đến khi ứng dụng đang chạy.
  • Pin yếu khi ứng dụng đang chạy
  • Điện thoại được cắm sạc (hoặc ngắt sạc) khi ứng dụng đang chạy.
  • Điện thoại bị tắt nguồn khi ứng dụng đang chạy
  • Nâng cấp hệ điều hành khi ứng dụng đang chạy
  • Kết nối mạng bị ngắt, và phục hồi sau đó, khi ứng dụng đang chạy
    Kiểm thử gián đoạn nhằm đảm bảo ứng dụng có thể xử lý được các gián đoạn mà không làm mất mát dữ liệu hoặc phát sinh những xử lý bất thường.
    Khi ứng dụng được sử dụng bởi người dùng trong thực tế, ứng dụng phải thực thi đồng thời với các chức năng khác của thiết bị, nên loại kiểm thử này là vô cùng cần thiết.

Kiểm thử địa phương hóa (Localization testing)

Trong nhiều loại kiểm thử mobile, đây là một chiến lược rất có ích. Loại kiểm thử này nhằm kiểm tra tính năng ứng dụngdựa trên các vị trí địa lý của ứng dụng khác nhau. Vì hầu hết các ứng dụng đều hướng tới việc sử dụng trên toàn cầu, nên chúng sẽ có những tính năng được phát triển nhằm chuyên biệt hóa cho từng địa phương. Những tính năng này có thể bao gồm: đa ngôn ngữ, đa tiền tệ hoặc tùy chỉnh theo quy định, luật pháp của địa phương.
Kiểm thử địa phương hóa kiểm tra các tính năng, nhằm đảm bảo chúng được kích hoạt và thực thi tại đúng địa điểm. Khách hàng luôn mong đợi tất cả ứng dụng phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ và thói quen của địa phương.

Kiểm thử tốc độ (Speed Testing)

Theo báo cáo quý 4/2022, 59.16% lưu lượng web đến từ các thiết bị di động (điện thoại, tablets)
Ngay cả đối với kiểm thử website, cũng cần kiểm thử tốc độ tải website trên các thiết bị di động.
53% các website sẽ không được truy cập, nếu tốc độ tải trên thiết bị là trên 3 giây.
Vì những lý do trên, việc kiểm thử tốc độ là rất cần thiết.

Kiểm thử rò rỉ bộ nhớ (Memory Leak Testing)

Rò rỉ bộ nhớ là hiện tượng ứng dụng không thể trả lại thiết bị, khi được cấp phát tạm thời để thực thi một chức năng nào đó. Đến khi bộ nhớ hết, ứng dụng không thể thực thi chức năng được. Nếu một ứng dụng thường xuyên được mở hoặc sử dụng, một lượng nhỏ bộ nhớ bị rò rỉ cũng có thể dẫn tới ngừng/ đóng thiết bị.
Rò rỉ bộ nhớ có thể xuất hiện từ bug chương trình của DEV, nên các app cần được kiểm tra kỹ lưỡng về vấn đề này.
Kiểm thử rò rỉ bộ nhớ có thể được thực thi bằng cách chạy ứng dụng trên nhiều thiết bị, từ đó so sánh hiệu năng ở các thiết bị và đưa ra khuyến nghị nhằm tối ưu hóa chức năng trên các loại cấu hình khác nhau.

Kiểm thử tính khả dụng (Usability Testing)

Loại kiểm thử này còn được gọi là kiểm thử trải nghiệm người dùng (user experience testing), nhằm kiểm thử tính thân thiện đối với người dùng của ứng dụng. Nó nhằm đánh giá tính dễ dàng sử dụng, trực giác và trải nghiệm ứng dụng liên tục. Vì thành công của ứng dụng phụ thuộc hầu hết vào trải nghiệm của người dùng, loại kiểm thử này tốt nhất nên được kiểm tra với người dùng thật, thiết bị thật. Một vài quan điểm test cần lưu ý khi thực hiện loại kiểm thử này bao gồm:

    • Tính mượt mà, di chuyển giữa các màn hình của ứng dụng
    • Thời gian phản hồi nhanh (Hầu hết người dùng mong muốn ứng dụng khởi động sau khoảng 2-3 giây kể từ khi nhấn vào icon trên màn hình)

 

 

Kiểm thử hiệu năng (Performance Testing)

Nắm được ứng dụng thực thi như thế nào dưới các điều kiện khác nhau là một điều cần thiết. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện kiểm thử hiệu năng có thể bao gồm:

  • Hiệu năng thiết bị: Thời gian cài đặt và đăng nhập, độ tiêu hao pin, tiêu hao bộ nhớ.
  • Hiệu năng mạng: Trễ (delay), lỗi hoặc dừng tải thông tin trên mạng
  • Hiệu năng của API/Server: Tốc độ truyền tải thông tin giữa back-end tới front-end
  • Khả năng phục hồi: Chức năng backup, phục hồi và sao lưu giữ liệu

Kiểm thử bảo mật (Security Testing)

70% người dùng quan tâm tới vấn đề bảo mật dữ liệu, bảo vệ thông tin cá nhân. Vì vậy, việc kiểm thử bảo mật là điều vô cùng cần thiết trong quá trình đánh giá chất lượng của một ứng dụng di động.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : Viblo