7 sáng tạo trong ngành công nghiệp quốc phòng gợi nhắc chúng ta về sự nguy hiểm của Skynet và trí tuệ nhân tạo

Tram Ho

Những sáng tạo vũ khí ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành công nghiệp quốc phòng không đơn thuần chỉ đem lại lợi ích cho con người mà cũng có thể là một mối nguy trong tương lai nếu chúng ta không thể kiểm soát chúng.

Nếu bạn nghi ngờ rằng Skynet không thể tồn tại trong thế giới thực thì có lẽ bạn đã nhầm. Đã có rất nhiều bộ phim hay câu chuyện nói về sự nguy hiểm của công nghệ trí tuệ nhân tạo, đặc biệt trong chiến tranh hiện đại. Trong số đó khó có thể bỏ qua Skynet trong phim Kẻ hủy diệt.

Tất nhiên không chỉ những người quan tâm đến AI mới lo lắng mà ngay cả các nhà lãnh đạo công nghệ hàng đầu như Elon Musk hay Bill Gates đã từng bày tỏ sự lo ngại với AI.

Hay như lời tiên tri của cố thiên tài vật lý Stephen Hawking từng nói: “Khi trí tuệ nhân tạo đạt đến mức độ hoàn hảo, nó sẽ là dấu chấm hết cho loài người. Nó sẽ tự hoàn thiện, tự tái thiết kế lại chính mình với tốc độ ngày càng nhanh. Con người do bị hạn chế bởi quá trình tiến hóa nên không thể cạnh tranh được với chúng và có nguy cơ sẽ bị thay thế”.

Lo ngại bị AI vượt mặt và đứng lên làm chủ là một chuyện, nguy hiểm hơn cả là khi AI nổi loạn và sử dụng chính năng lực của chúng để tiêu diệt con người, trong đó có khả năng điều khiển vũ khí quân sự.

Dưới đây là một số ví dụ về công nghệ quân sự tích hợp AI nhắc chúng ta phải cảnh giác hơn trí tuệ nhân tạo và nguy cơ Skynet trỗi dậy hòng bá chủ thế giới:

Skyborg: Máy bay phản lực và drone tích hợp AI

Mới đây không quân Mỹ đã công bố một chương trình AI mới có tên Skyborg, Chương trình này nhằm mục tiêu giới thiệu một chiếc drone lái tự động và thậm chí là máy bay chiến đấu không người lái trong tương lai.

Mặc dù con người vẫn còn phải chờ rất lâu nữa mới có thể thực hiện hóa ý tưởng này nhưng rõ ràng ý tưởng tạo ra một chiếc may chiến đấu do AI điều khiển là điều vô cùng đáng lo ngại.

The Active Denial System

Tổ hợp ngăn chặn chủ động (Active Denial System – ADS) là một tổ hợp vũ khí năng lượng định hướng DEW vô cùng nguy hiểm của quân đội Mỹ.

Hệ thống này là sự kết hợp giữa sóng radar và sóng điện từ hoạt động bằng cách bắn tia điện từ với tần số tương tự sóng trong lò vi ba. Năng lượng từ sóng vô tuyến cao tần truyền ra có thể gây đau đớn cho một người nhưng không hề mang tính sát thương cao. Năng lượng sẽ khiến cho lớp da bề mặt bị nóng lên tới mức không thể chịu được, do đó ADS rất hiệu quả khi giải tán đám đông.

Nhưng sẽ thật nguy hiểm nếu như hệ thống này không do con người điều khiển mà do AI xử lý. Không ai biết AI sẽ gây ra sai lầm nào hoặc có thể sẽ lạm dùng công nghệ này để gây nguy hiểm cho con người.

.u264c2f4ac28a1ed844d98128a6b811ae { padding:0px; margin: 0; padding-top:1em!important; padding-bottom:1em!important; width:100%; display: block; font-weight:bold; background-color:#eaeaea; border:0!important; border-left:4px solid #34495E!important; text-decoration:none; } .u264c2f4ac28a1ed844d98128a6b811ae:active, .u264c2f4ac28a1ed844d98128a6b811ae:hover { opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; text-decoration:none; } .u264c2f4ac28a1ed844d98128a6b811ae { transition: background-color 250ms; webkit-transition: background-color 250ms; opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; } .u264c2f4ac28a1ed844d98128a6b811ae .ctaText { font-weight:bold; color:inherit; text-decoration:none; font-size: 16px; } .u264c2f4ac28a1ed844d98128a6b811ae .postTitle { color:#000000; text-decoration: underline!important; font-size: 16px; } .u264c2f4ac28a1ed844d98128a6b811ae:hover .postTitle { text-decoration: underline!important; }

  9 công việc robot sẽ thay thế con người

.u6f3a1894827ea51fbb4a1c1b7ca48ba9 { padding:0px; margin: 0; padding-top:1em!important; padding-bottom:1em!important; width:100%; display: block; font-weight:bold; background-color:#eaeaea; border:0!important; border-left:4px solid #34495E!important; text-decoration:none; } .u6f3a1894827ea51fbb4a1c1b7ca48ba9:active, .u6f3a1894827ea51fbb4a1c1b7ca48ba9:hover { opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; text-decoration:none; } .u6f3a1894827ea51fbb4a1c1b7ca48ba9 { transition: background-color 250ms; webkit-transition: background-color 250ms; opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; } .u6f3a1894827ea51fbb4a1c1b7ca48ba9 .ctaText { font-weight:bold; color:inherit; text-decoration:none; font-size: 16px; } .u6f3a1894827ea51fbb4a1c1b7ca48ba9 .postTitle { color:#000000; text-decoration: underline!important; font-size: 16px; } .u6f3a1894827ea51fbb4a1c1b7ca48ba9:hover .postTitle { text-decoration: underline!important; }

  NASA đang phát triển một cái kính viễn vọng có khả năng cứu sống nhân loại

Quantum Stealth – Vải tàng hình

Quân đội Mỹ đang bí mật phát triển một loại vải ngụy trang đặc biệt có tên Quantum Stealth. Sở dĩ nó có thể tàng hình nhờ khả năng bẻ cong ánh sáng. Có thể tạm so sánh loại vải này giống như chiếc áo tàng hình trong phim Harry Potter.

Đây tất nhiên là một công nghệ quân sự vô cùng hiệu quả nếu được áp dụng trong thực chiến. Tuy nhiên chúng ta có quyền lo lắng về việc robot AI có thể lợi dụng công nghệ này để ẩn nấp trước con người.

Đạn AI

Chương trình phòng thủ EXACTO của DARPA (Cục Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Cấp cao thuộc quân đội Mỹ) đang sở hữu một công nghệ vô cùng quan trọng và tốt nhất đừng bao giờ để chúng rơi vào tay robot hoặc hệ thống AI. Đó chính là dự án chế tạo đạn AI, biến những viên đạn vô tri vô giác trở nên thông minh hơn và hiểu ý đồ của người bắn.

Những viên đạn thông minh này có khả năng chống được lực cản của không khí hay các tác động của môi trường như gió thổi ngược để có được hướng đi chuẩn xác nhất.

PHASR

PHASR giống như loại vũ khí hay được tìm thấy trong game Halo. Đó là một khẩu súng laser có kích thước khổng lồ nhưng không có tính sát thương do Bộ quốc phòng Mỹ phát triển. Súng không được thiết kế để tiêu diệt hoặc đánh lạc hướng mà chỉ đề gây choáng cho kẻ thù.

Tia laser phóng ra từ súng có thể làm đối phương bi mù tạm thời và không thể xác định phương hướng khi chiến đấu. Đây cũng là một công nghệ quân sự nguy hiểm nếu rơi vào tay Skynet.

Vũ khí hóa não bộ của con người

Nghe có vẻ hơi mơ hồ và viển vông nhưng con người đang mơ đến một tương lai có thể điều khiển được mọi thử bằng não bộ, hoặc nói một cách cụ thể hơn là bằng chính suy nghĩ. Hiện tại quân đội Trung Quốc đã và đang thử nghiệm các mẫu robot có thể điều khiển bằng não bộ ở người. Mục tiêu là tạo ra một đội quân robot tham gia chiến đấu và do con người điều khiển từ xa để tránh thương vong.

Nhưng rõ ràng việc điều khiển robot từ xa bằng não bộ sẽ gây ra những nguy hiểm tiềm tàng. Thật khó để tưởng tượng nếu Skynet có thể dùng năng lực của mình để điều khiển robot chiến đấu quay trở lại phản bội con người.

Súng điện từ Railgun

Sở hữu tầm bắn xa hơn 20 lần và đầu đạn bay nhanh gấp 10 lần so với các loại vũ khí quân sự thông thường khác, đó là sự nguy hiểm của súng điện từ (railgun). Nguy hiểm hơn cả khi súng có thể hoạt động mà không cần phụ thuộc vào thuốc súng.

Thay vào đó, loại súng này sử dụng các đường ray điện từ, nguồn điện công suất lớn và tụ điện để gia tốc cho viên đạn rắn, không chứa thuốc nổ mà chứa các viên vonfram nặng khoảng 11,3kg.

Đây là một loại vũ khí sát thương cực kỳ nguy hiểm khi nó có thể bắn một viên đại với tốc độ nhanh hơn cả tốc độ âm thanh. Bên cạnh việc dùng là vũ khí, railgun còn mạnh tới mức có thể dùng để phóng tàu vũ trụ. Sẽ thật nguy hiểm nếu như loại súng này rơi vào tay Skynet.

Tham khảo Interesting Engineering

.u2c4e2666539d6f8e9c9587100953f52b { padding:0px; margin: 0; padding-top:1em!important; padding-bottom:1em!important; width:100%; display: block; font-weight:bold; background-color:#eaeaea; border:0!important; border-left:4px solid #34495E!important; text-decoration:none; } .u2c4e2666539d6f8e9c9587100953f52b:active, .u2c4e2666539d6f8e9c9587100953f52b:hover { opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; text-decoration:none; } .u2c4e2666539d6f8e9c9587100953f52b { transition: background-color 250ms; webkit-transition: background-color 250ms; opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; } .u2c4e2666539d6f8e9c9587100953f52b .ctaText { font-weight:bold; color:inherit; text-decoration:none; font-size: 16px; } .u2c4e2666539d6f8e9c9587100953f52b .postTitle { color:#000000; text-decoration: underline!important; font-size: 16px; } .u2c4e2666539d6f8e9c9587100953f52b:hover .postTitle { text-decoration: underline!important; }

  AI giành á quân trong cuộc thi thiết kế thời trang tại Trung Quốc

.u74c8aa2b3ec90e9ae915e8b9234dee4a { padding:0px; margin: 0; padding-top:1em!important; padding-bottom:1em!important; width:100%; display: block; font-weight:bold; background-color:#eaeaea; border:0!important; border-left:4px solid #34495E!important; text-decoration:none; } .u74c8aa2b3ec90e9ae915e8b9234dee4a:active, .u74c8aa2b3ec90e9ae915e8b9234dee4a:hover { opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; text-decoration:none; } .u74c8aa2b3ec90e9ae915e8b9234dee4a { transition: background-color 250ms; webkit-transition: background-color 250ms; opacity: 1; transition: opacity 250ms; webkit-transition: opacity 250ms; } .u74c8aa2b3ec90e9ae915e8b9234dee4a .ctaText { font-weight:bold; color:inherit; text-decoration:none; font-size: 16px; } .u74c8aa2b3ec90e9ae915e8b9234dee4a .postTitle { color:#000000; text-decoration: underline!important; font-size: 16px; } .u74c8aa2b3ec90e9ae915e8b9234dee4a:hover .postTitle { text-decoration: underline!important; }

  Tù nhân ở Phần Lan là những người huấn luyện cho AI thông minh hơn

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : genk