7 sai lầm làm lệch hướng sự nghiệp của các leader IT

Linh Le

Việc trệch hướng xảy ra dễ dàng khi bạn phạm phải một sai lầm mà sai lầm đó có thể khiến sự nghiệp như một siêu sao của bạn trở nên bình thường như bao người khác.

7 ways IT leaders derail their careers

Thường thì khoảng khắc đó xảy ra mà không có cảnh báo trước. Một sự nghiệp IT sáng lạn với đủ những dấu hiệu thành công – thăng tiến ổn định, lương bổng tăng, văn phòng làm việc tốt hơn – đột nhiên chững lại. Bạn bị sa thải, giáng chức hoặc không thể tiến triển thêm được. Chuyện gì xảy ra vậy?

Không thể xây dựng lại một sự nghiệp đã đổ vỡ nếu không hiểu được tại sao nó lại lệch hướng. “Chuyến tàu tốc hành mang tên Thành Công” thường trượt khỏi đường ray chỉ do một lỗi lầm, thiếu sót, vi phạm luật hoặc tính toán sai khi không nhận thức đầy đủ hoặc không hay biết. Thông thường, nạn nhân không nhận ra rằng họ đã gây nên động thái làm biến dạng sự nghiệp của mình.

Dưới đây là 7 trường hợp các leader vô tình khiến sự nghiệp của mình lệch hướng và cách phòng tránh các sai phạm tương tự.

1. Tầm nhìn chỉ giới hạn trong lĩnh vực IT

Những leader IT nào không chịu tìm hiểu tường tận lĩnh vực của mình và thế giới kinh doanh ở quy mô lớn thường sẽ không được kính nể và có sự nghiệp thăng tiến được. “Mặc dù việc hiểu thấu những công nghệ cần thiết cho mục tiêu doanh nghiệp là điều cần thiết, nhưng giá trị thực sự của một leader IT nằm ở chỗ liệu người đó có khả năng giúp doanh nghiệp vươn lên hàng đầu cũng như quản lý lợi nhuận hay không,” Harry Mosely, CIO của Zoom Video Communications, nhà cung cấp dịch vụ hội nghị nền tảng cloud cho hay. Khi các leader IT không quen với các điểm dễ tổn thương (pain point) của doanh nghiệp và ngành nghề then chốt, họ thường cảm thấy mình không thể vận hành và đem tới chiến lược IT nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như các mục tiêu của công ty.

Moseley chú ý rằng các leader IT cần làm quen với các thuật ngữ, quy trình và thao tác trong ngành nghề của mình, cũng như xu hướng chính và viễn cảnh cạnh tranh. “Các CIO ngày nay luôn được mặc định phải hiểu thứ được gọi là nghệ thuật khả thi,” ông giải thích. “Khi họ giới hạn mình lại trong phạm vi công nghệ, họ sẽ không thể làm được điều đó.”

2. Không thể tiếp nhận các kỹ năng quan trọng khác lĩnh vực IT

Mặc dù về bản chất ngành IT là một ngành hướng về nhiệm vụ (task-oriented) cao, nhưng để leo lên những nấc thang sự nghiệp thì cần phải biết nhiều kỹ năng ngoài công nghệ khác, chẳng hạn như lập kế hoạch, kiểm soát ngân sách và hợp tác làm việc. “Nếu một leader không thể mở rộng bộ kỹ năng của mình, thì sau cùng họ sẽ trở thành nạn nhân của “Nguyên lý Peter” và bị đẩy lên mức là một người kém cỏi mà mọi người đều nhận thấy,” Jeff Atkinson, CIO của INAP, nhà cung cấp trung tâm dữ liệu và giải pháp cloud cho hay.

Những thành tựu trong quá khứ ở vị trí nhân viên IT cấp dưới không đảm bảo cho những thành công trong tương lai tại những vị trí lãnh đạo doanh nghiệp. Thực tế, những quyết định thiếu hiểu biết được đưa ra khi ở vị trí cao có thể hủy hoại sự nghiệp, làm hỏng mọi thứ tới mức mà sai lầm có thể là rào cản cho những tiến bộ trong tương lai. “Nhiều leader IT cảm thấy rằng chuyên môn kỹ thuật của họ là đủ rồi, hoặc họ sẽ nâng cao kỹ năng theo hướng công nghệ và không học hỏi những lĩnh vực khác…những lĩnh vực giúp họ lãnh đạo chứ không chỉ là quản lý,” Atkinson nhận thấy.

3. Thờ ơ với những mối quan hệ nghề nghiệp

Nếu không tạo dựng các mối quan hệ gắn bó với các leader mảng kinh doanh, cả bên trong lẫn bên ngoài công ty, thì một leader IT sẽ khó hòa hợp với các hạng mục ưu tiên, những thách thức và phát triển luôn thay đổi. Và chúng chính là những thứ ảnh hưởng tới sản phẩm và thị trường. “Bạn sẽ mở rộng giá trị của mình như một nhà cố vấn chiến lược khi khả năng cảm nhận thị trường của bạn được nâng cao thông qua những cuộc trao đổi ý tưởng thường ngày với các leader từ nhiều ngành khác,” đó là lời khuyên của Chris Sotomayor, một nhà cố vấn cấp cao tại tập đoàn Point Road Group, hãng chuyên tư vấn sự nghiệp và thương hiệu cá nhân. Những mối quan hệ chuyên môn và phản hồi trong mạng lưới đặt leader IT vào vị trí tạo nên ảnh hưởng tới sự thay đổi một cách chủ động. “Ngược lại, bạn sẽ gặp rủi ro khi mọi người coi bạn là người khó gần và cô lập,” ông nói thêm.

Mạng lưới quan hệ là trụ cột nền tảng để phát triển sự nghiệp. “Các mối giao thiệp chuyên nghiệp, những hội nghị, cuộc họp cựu sinh viên, những nhóm người dùng – đặc biệt là những nhóm nào có nhiều người với các vị trí khác nhau cùng tham gia – là những địa điểm tuyệt vời để bắt đầu tạo những kết nối mới và xây dựng các mối quan hệ,” Sotomayor nói.

Thất bại trong việc duy trì các mối quan hệ vững mạnh hiện có với các leader bên ngoài công ty làm tăng rủi ro khi tìm kiếm cơ hội mới cho sự nghiệp. “Với những cuộc sáp nhập và tái cơ cấu của các công ty với số lượng lớn chưa từng có thì thật là khờ dại khi không tạo dựng một mạng lưới và cập nhật các vị trí tuyển dụng bên ngoài thường xuyên,” Sotomayor giải thích. “Nếu bạn trì hoãn chuyện tạo lập mạng lưới của riêng mình cho tới lúc bạn cần việc mới, thì bạn sẽ chỉ kéo dài thời gian tìm việc và khiến nó trở nên khó khăn hơn mà thôi.”

4. Biến mình thành một hộc tủ như một chuyên gia kỹ thuật

Mặc dù cần thiết đối với những chương đầu trong sự nghiệp, nhưng các kỹ năng kỹ thuật cuối cùng phải được kết thúc bằng sự ủy thác hoặc được thuê bên ngoài. “Cách tốt nhất để một giám đốc hoặc quản lý IT không bao giờ trở thành CIO là hãy trở thành chuyên gia kỹ thuật trong một lĩnh vực cụ thể và không bao giờ rời bỏ nó”, trích lời David Glazer, CIO đứng đầu bộ phận thực hành tại Info-Tech Research Group, một hang chuyên nghiên cứu và tư vấn công nghệ.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo IT đã than phiền về việc “không có vị trí trên bàn”. “Vấn đề với việc quá thiên về kỹ thuật chính là bạn không có gì để nói tại bàn khi bạn ngồi vào đó,” Glazer nói. “Một khi bạn được mặc định ‘chỉ’ là một kỹ sư, bạn sẽ được giao cho các nhiệm vụ vận hành, điều này kìm hãm sự phát triển nghề nghiệp và đạt được các vị trí trong bộ C (CEO, CFO, COO…).”

Glazer cho rằng việc đào tạo và thuê những người có năng lực một cách chậm rãi để xử lý các trách nhiệm kỹ thuật cần được loại bỏ dần. Cũng cần tìm một người là leader IT hoặc đã từng là leader IT để đưa ra những lời khuyên hoặc hướng dẫn. “Để họ ra nhiệm vụ cho bạn với chiến lược mới của công ty” Glaxer khuyên.

5. Không thể bắt kịp thay đổi

Các doanh nghiệp luôn cải tiến hướng đi, mục tiêu và nhu cầu IT. “Thất bại trong việc tiếp nhận và nắm bắt những thay đổi này có thể đặt dấu chấm hết cho các leader IT,” đó là lời cảnh báo từ Joe Bailey, giám đốc điều hành của My Trading Skills, một trang dịch vụ giáo dục thương mại bảo mật online. Không bắt kịp tốc độ phát triển của IT và doanh nghiệp là một sai lầm lớn, nhất là với những ai có thâm niên làm việc tới 10 năm hoặc hơn. “Thay đổi là điều tốt, và để giữ vai trò là một leader IT thì bạn cần phải thích nghi với những thay đổi khi chúng diễn ra,” ông nói.

Điều quan trọng là nhận ra rằng tốc độc thay đổi nhanh ảnh hưởng tới các doanh nghiệp và nhiệm vụ lẫn việc vận hành kỹ thuật, cũng như các công nghệ đặc thù. “Những người bắt đầu quản lý dự án cách đây 20 năm và chuộng những kế hoạch và tiến độ dự án theo mô hình waterfall thì giờ đây đã nhận ra rằng đó không phải là thứ mà họ cần,” theo như quan sát từ Michael Cantor, CIO của Park Place Technologies, một công ty bảo trì trung tâm dữ liệu. “Thật khó để thoát khỏi vùng an toàn đó, và tư duy cá nhân có thể cũng khiến mọi chuyện khó hơn khi muốn chuyển sang thứ gì đó khác.”

Tuy vậy tinh thần sẵn sàng chấp nhận các thay đổi là điều cần thiết để thành công trong vị trí lãnh đạo IT về lâu dài. “Học cách hiểu và chấp nhận những thay đổi đang xảy ra, như thể chúng gắn liền với vị trí đặc thù của bạn trong thế giới IT có thể giúp bạn duy trì vị trí hàng đầu của mình,” Bailey ghi chú thêm.

6. Là nạn nhân bị vắt kiệt sức

Những leader IT mới không thể duy trì cán cân công việc – cuộc sống tốt được và vì vậy thường lao đầu vào làm việc cho tới kiệt sức chỉ sau vài tháng.

Cách tốt nhất để ngăn chặn chuyện kiệt sức là thiết lập các giới hạn và mốc thời gian cho công việc. “Các leader nên có những khoảng “nghỉ” trong buổi chiều, cuối tuần, có những kỳ nghỉ và tôn trọng những khung giờ này trừ khi có trường hợp khẩn cấp thật sự,” theo như đề xuất của Scott Gibson, phó chủ tịch cấp cao của bộ phận nhân sự tại Sungard Availability Services.

Mặc dù các leader mới luôn cảm thấy thích thú bởi chuyện gây ấn tượng với cả team và các đồng nghiệp bằng việc thể hiện mình luôn đầy năng lượng và tháo vát, nhưng những nỗ lực “cố quá” đó thường dẫn tới kết quả trái ngược. Đặt ra các giới hạn thúc đẩy hiệu suất bền vững là cách thông minh và hiệu quả hơn nhiều nếu muốn gây ấn tượng lâu dài. “Những gì leader cần chỉ là can đảm thiết lập các quy tắc cam kết mà họ sẽ luôn tuân theo trong suốt thời gian “hoạt động” của mình,” Gibson nói.

Leader IT cũng phải học cách ủy thác những công việc ít quan trọng hơn cho team của mình. “Nếu không có mô hình hỗ trợ này thì các leader sẽ cảm thấy luôn bị áp lực vì là người duy nhất phải đưa ra quyết định, và đó chính là một công thức thảm họa về lâu dài,” Gibson nhấn mạnh.

7. Không quan tâm tới trách nhiệm của dịch vụ khách hàng

Rất nhiều leader non trẻ chỉ tập trung vào những vấn đề doanh nghiệp và kỹ thuật trọng yếu nên nhận thấy chuyện quên hay bỏ qua khía cạnh dịch vụ khách hàng là chuyện bình thường. “Nếu một leader không bao giờ đặt mình vào vị trí của khách hàng để đồng cảm với nhu cầu của họ, thì họ sẽ chỉ làm leader được trong một thời gian ngắn ở mọi công ty mà thôi,” Cantor nói. Điều quan trọng là phải đi xa hơn là chỉ giao tiếp bên ngoài. “Thăm hỏi khách hàng là những người dùng cuối, làm việc với họ và hiểu môi trường làm việc hàng ngày của họ,” ông khuyên.

Lơ là dịch vụ khách hàng thường dẫn tới chuyện sớm bị sa thải, Cantor nói. “Không ai muốn làm việc với người mà chỉ suốt ngày nấp sau cả quy trình và không làm việc trực tiếp với người khác cả.”

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.cio.com