7 kết quả khảo sát sau đây sẽ cho bạn biết tình hình tuyển dụng developer hiện nay

Linh Le

Theo cục thống kê lao động (Bureau of Labor Statistics), việc tuyển dụng lập trình viên phần mềm theo dự án cao gấp 4 lần so với các vị trí khác. Với tình trạng thiếu nguồn nhân tài hiện tại, nhiều công ty đang cố gắng hết sức nhằm thu hút và giữ chân những nhà phát triển phần mềm. Là một ứng viên, bạn cảm thấy điều đó có ý nghĩa gì?

Chúng tôi đã xem qua kết quả khảo sát ngành phần mềm từ Stack Overflow, Dice và Devskiller để đem đến cho các bạn tình trạng thực tế của việc tuyển dụng nhân viên phát triển phần mềm. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những phát hiện thú vị nhất dành cho các ứng viên kỹ thuật dựa trên những báo cáo của họ. Những số liệu này cho thấy những người cùng vị trí với bạn cảm thấy như thế nào về công việc hiện tại của họ, ngôn ngữ lập trình nào mà họ ưa chuộng nhất, và họ thường làm gì khi quyết định thay đổi công việc.

Xem thử bạn có gì giống với những điểm chuẩn của thế giới nhé.

1. 45% nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật được dự đoán sẽ thay đổi nghề nghiệp trong năm nay

Vì là một ngành tự do nên các nhà phát triển có xu hướng chuyển việc thường xuyên. Kết quả nghiên cứu từ Stack Overflow cho thấy có hơn 50% lập trình viên báo cáo đã đổi việc trong vòng 2 năm vừa qua. Không có gì bất ngờ khi năm nay cũng không ngoại lệ. Các kết quả từ báo cáo lương nhóm ngành công nghệ của Dice năm 2019 cho thấy một con số lớn là 45% các chuyên gia công nghệ lường trước việc sẽ chuyển nghề trong năm 2019.

Một vài lý do phổ biến nhất dẫn đến đổi công ty bao gồm:

  • * Lương cao hơn (68%),
  • * Điều kiện làm việc tốt hơn (47%),
  • * Có nhiệm vụ nhiều hơn (34%).
Screen Shot 2019-05-14 at 17.48.20

 

Nhìn vào những con số này có thể thấy rõ ràng rằng trong lĩnh vực công nghệ, lương là lí do lớn nhất lấn át những yếu tố thỏa nhu cầu khác. Dẫu vậy, nó cũng không phải là lí do duy nhất. Các lập trình viên cũng hứng thú với những cơ hội được đào tạo và lấy chứng chỉ, làm việc từ xa hoặc thời gian linh hoạt, các chương trình bán lại hàng, quỹ hưu 401k, và nghỉ bệnh có lương. Điều này giúp bạn có lợi thế khi là ứng viên vì bạn có thể tìm một nơi làm việc có thể biết trước nhu cầu của bạn.

Khi cân nhắc những cơ hội nghề nghiệp mới, hãy đảm bảo chú ý tới những dấu hiệu cho thấy công ty đó có văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp. Công ty có thể chứng minh qua sổ sách văn hóa, những trang cơ hội nghề nghiệp được thiết kế cẩn thận, và lý lịch của mình trong các trang chuyên về công nghiệp như Stack Overflow và Just Join IT, cùng với những trang khác.

2. Các lập trình viên thường hài lòng hơn với sự nghiệp hơn là công việc của họ

Giả sử như phần lớn các doanh nghiệp hiện tại cần các lập trình viên để đạt được mức tăng trưởng nhất định thì không có gì ngạc nhiên khi hơn 90% lập trình viên hiện tại được thuê tối thiểu là bán thời gian. Tuy nhiên, khoảng một phần tư trong số họ “không hài lòng” hoặc “không hài lòng cũng không bất mãn” với công việc của họ. Thật thú vị, các lập trình viên thường hài lòng với sự nghiệp của họ hơn là công việc hiện tại của họ.

Điều đó có ý nghĩa gì với bạn? Thực tế là khi mà hầu hết những người có cùng vị trí với bạn hiện đã được người khác thuê thì bạn sẽ thoải mái hơn trong việc kiếm việc làm mà bạn thực sự thích. Các nhà tuyển dụng dùng các kỹ thuật khác nhau để thu hút những ứng viên thụ động (tức là những người hiện đang đi làm cho công ty khác). Vì nhu cầu kỹ năng chuyên môn cao, họ thường sẽ tiếp nhận nhu cầu của bạn nhiều hơn so với nhu cầu từ các nhóm ngành chuyên môn khác. Đó là vì họ muốn thuê bạn trước khi đối thủ của họ làm chuyện đó.

3. 73% lập trình viên tham gia bài kiểm tra code với mục đích tuyển dụng

Theo như Báo cáo kỹ năng và tuyển dụng nhân viên kỹ thuật toàn cầu năm 2019 của Devskiller, 73% lập trình viên tham gia bài kiểm tra code từ những nhà tuyển dụng tương lai vì mục đích tuyển dụng. Trong số này, 92% thí sinh hoàn thành và nộp bài. Điều này cho thấy nghịch lý với điều mà mọi người vẫn nghĩ, vì là nhóm ngành tự do, bạn sẽ không từ chối những bài kiểm tra code miễn là những bài kiểm tra này khách quan và tập trung vào kỹ năng code của bạn.

Hầu hết các ứng viên kỹ thuật không ưa thích gì những buổi phỏng vấn dùng bảng trắng và một số người còn gọi đây là “cái bảng trắng xấu tính”. Trong buổi phỏng vấn như thế này, bạn sẽ được yêu cầu viết lại thuật toán, hoán vị cây nhị phân trên bảng trắng, hoặc được hỏi những câu đố chẳng liên quan gì tới năng lực của bạn. Ngược lại, khi đối mặt với những bài code thực tế và khung thời gian vừa phải để giải quyết chúng thì hầu hết mọi ứng viên như bạn sẵn sàng bỏ thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

Một điều khá thú vị là tỉ lệ hoàn thành bài kiểm tra cao hơn ở một số quốc gia, bao gồm Latvia, Armenia, Đan Mạch, New Zealand và Anh.

Screen Shot 2019-05-14 at 17.53.20

 

Khi cân nhắc chuyện đổi việc, làm thế nào bạn có thể nhận ra đâu là nhà tuyển dụng tiềm năng? Có vài thứ cần phải tìm kiếm, nhưng cách mà một công ty tuyển dụng cũng tiết lộ cho bạn nhiều điều. Hầu hết các công ty công nghệ cao có quy trình tuyển dụng tuân theo nhiều bước. Thường thì quy trình sẽ có dạng tìm lướt qua kiến thức kỹ thuật dựa trên một sản phẩm mẫu của bạn, sau đó là phỏng vấn kỹ thuật và/hoặc lập trình theo cặp. Một quy trình tuyển dụng được thiết kế chuẩn giúp cho cả ứng viên lẫn công ty có được những hiểu biết đáng giá về mối quan hệ công việc hứa hẹn sau này. Điều này có nghĩa là với tư cách là một ứng viên, bạn có được cái nhìn rõ ràng về việc mọi thứ sẽ ra sao khi làm việc cho họ

4. Các lập trình viên mất khoảng 2.88 ngày để nộp bài kiểm tra code

Trung bình, các lập trình viên cần 2.88 ngày để gửi lại bài code cho nhà tuyển dụng trong tương lai. Những bài kiểm tra được gửi vào thứ ba thường nhận được phản hồi nhanh nhất, và những bài được gửi đi vào thứ tư thường được phản hồi chậm nhất.

Điều đó có ý nghĩa gì đối với ứng viên? Nếu bạn thật sự hứng thú với cơ hội nghề nghiệp này, hãy chắc rằng bạn gửi bài làm vào thời gian thích hợp. Cố gắng hết sức để giao bài đúng hẹn và nếu không thể, hãy liên lạc lại với nhà tuyển dụng và thương lượng dời hạn nộp bài lại.

5. Hơn một nửa lập trình viên được xem là lập trình viên back-end

57.9% trong số những người làm khảo sát cho Stack Overflow nói rằng mình là lập trình viên back-end. 48.2% trong số đó nói họ là lập trình viên full-stack, và 37.8% nói rằng ban đầu họ từng thiết kế front-end.

6. JavaScript là ngôn ngữ phổ biến nhất, nhưng Python là ngôn ngữ nhiều người muốn dùng nhất

Theo Stack Overflow, JavaScript là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất, suốt 6 năm liền. Tuy nhiên, Python vẫn đang tiếp tục tăng thứ hạng.

Thật thú vị, Python là ngôn ngữ được ưa chuộng số 1, nó là “ngôn ngữ mà các lập trình viên chưa từng học qua nó thường nói rằng họ muốn học nó”.

Những số liệu này cho bạn thấy cả hai kỹ năng được cho là có sức hút với cả nhà tuyển dụng lẫn các lập trình viên.

7. Hầu hết các lập trình viên đều được kiểm tra kỹ năng database

Theo dữ liệu của Devskiller, không tính đến mức thâm niên và lĩnh vực của các chuyên gia, phần lớn các lập trình viên sẽ được đánh giá kỹ năng database như là một phần của quy trình tuyển dụng. Điều này cho thấy tầm quan trọng to lớn của kỹ năng này trong mắt của các nhà tuyển dụng tương lai. Đứng trên góc độ của ứng viên, có thể thấy rằng nếu bạn củng cố kỹ năng database của mình thì đó chính là cách chắc chắn khiến các nhà tuyển dụng phải săn đón kỹ năng của bạn.

Screen Shot 2019-05-14 at 17.59.05
Kết luận

Nhu cầu ngày càng tăng chưa từng thấy đối với các kỹ năng kỹ thuật đem đến cho bạn lợi thế khi tìm kiếm một công việc. Nhìn chung, những người cùng vị trí với bạn vui vẻ với sự nghiệp của họ hơn là công việc hiện tại. Điều này dẫn tới hiện tượng đổi việc thường xuyên trong lĩnh vực IT. Giả sử cần trung bình  43 ngày để thuê một lập trình viên thì những nhà tuyển dụng sẽ phải làm hết sức mình để thu hút và giữ chân người tài.

Chia sẻ bài viết ngay

Nguồn bài viết : https://www.netguru.com